Sâu răng khôn, mối nguy hại khó lường

Răng số 8 là vị trí răng nhạy cảm cũng dễ bị tổn thương nhất vì thế trong nhiều trường hợp, răng khôn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, đặc biệt là khi bị sâu.

Vấn đề đau đầu của răng khôn

Răng khôn bị đau là nỗi kinh hoàng của nhiều bệnh nhân. Răng khôn nằm phía trong cùng của hàm, rất khó vệ sinh cũng như điều trị. Bởi thế, răng khôn bị tổn thương thường gây đau cho người bệnh và các phương án điều trị răng khôn cũng thường khó và nguy hiểm hơn tất cả các răng thường.

Sâu răng khôn

Răng khôn bị sâu không chỉ khiến bệnh nhân đau nhức dai dẳng, mà còn có thể lan truyền vi khuẩn cho các răng bên cạnh, gây sâu nhiều răng cùng lúc.

Bởi vậy, không hiếm trường hợp bệnh nhân đến nhổ cả răng sâu số 8 và răng số 7 cùng một lúc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khớp nhai vì răng số 7 là chiếc răng nhai quan trọng nhất trong hàm. Việc mất răng số 7 đồng nghĩa với việc khả năng nhai của hàm bị suy giảm trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Hơn nữa, dù rất hiếm nhưng việc răng khôn bị sâu cũng có khả năng truyền vi khuẩn từ nướu răng sang tim và thận, gây biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm.

Vậy đâu là nguyên nhân?

Răng khôn bị sâu là do sự  tấn công của vi khuẩn lên các khe rãnh của răng. Vì là răng mọc trong cùng nên việc vệ sinh răng cho răng số 8 khó khăn hơn rất nhiều. Thông thường, khi chải răng, bàn chải chỉ chạm được bề mặt trên của răng khôn còn phần kẽ và chân răng sẽ bị bỏ qua. Đây chính là vị trí lý tưởng cho các thức ăn thừa tích tụ, lâu dần sẽ trở thành mảng bám gây sâu răng.

sâu răng không (1)

Răng khôn, nhất là hàm dưới thường dễ mọc xiên lệch, gây sưng đau, tổn thương nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Không chỉ gây sâu răng, trường hợp răng khôn mọc lệch còn gây áp xe và xô lệch chân răng số 7, hỏng khớp nhai của cả hàm.

Giải quyết răng khôn bị sâu như thế nào?

Bình thường, nếu chiếc răng của bạn bị sâu thì phương pháp trám răng, bọc răng sứ được các nha sĩ khuyên dùng. Tuy nhiên, với răng khôn, bạn nên cẩn trọng hơn rất nhiều, cần khám kĩ xem răng có dấu hiệu mọc xiên lệch không, có ảnh hưởng các răng bên cạnh không… sau đó mới tiến hành các phương pháp điều trị cần thiết.

Comments

comments