Mất răng và những biến chứng nguy hiểm

Mất răng luôn làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười của bạn, làm bạn trở nên tự ti mỗi khi cười, nói chuyện. Không chỉ thế, nó còn kéo theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác…

Các nguyên nhân chính gây mất răng, hỏng răng

Nguyên nhân chính gây mất răng là do các bệnh về nướu như viêm lợi, nha chu. Nha chu (viêm quanh răng) làm hỏng các dây chẳng quanh răng, mất đi tính liên kết của nướu, ảnh hưởng đến khả năng nâng đỡ chân răng, khiến răng từ từ lung lay và cuối cùng là rụng.

Đàn ông cũng dễ bị mất răng, hỏng răng hơn phụ nữ. Các trường hợp mất răng hoặc phải nhổ răng thường nằm trong độ tuổi từ 35 trở lên.

Cứ 10 bệnh nhân mất răng thì có 3 người hút thuốc hoặc từng nghiện thuốc. Các nha sĩ cũng cho biết, hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến màu răng và sức khỏe nướu.

Những Biến Chứng Của Việc Mất Răng

Sai khớp cắn và xô lệch răng

Mất răng không chỉ làm giảm lực nhai, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa mà còn gây xô lệch các răng còn lại và rối loạn khớp cắn. Các răng là một chỉnh thể thống nhất nâng đỡ, cân bằng lẫn nhau, phân bố đều lực nhai. Khi mất một răng, răng đối diện mất đi sự nâng đỡ, dần dần sẽ trồi lên hoặc thòng xuống phía răng bị mất. Điều này vô tình làm hỏng khớp cắn tự nhiên của hàm, cản trở hoạt động nhai cắn, gây đau khớp thái dương hàm (đau đầu, mỏi cơ cổ, mỏi hàm…) Mất răng còn gây xô lệch toàn bộ răng còn lại trong hàm. Lực nhai không được phân bố đều khiến các răng còn lại dần dần xiêu vẹo, xô lệch về phía khoảng trống răng đã mất, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ răng của người bệnh.

Mất răng và những biến chứng

Tiêu xương ổ răng

Sau khi mất răng, các xương xung quanh ổ răng bắt đầu tiêu biến dần dần do hiện tượng đào thải tự nhiên của cơ thể. Xương hàm có chức năng nâng đỡ khuôn mặt, cằm và môi, vì thế quá trình tiêu xương răng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ của người bệnh, theo thời gian khiến các nếp nhăn xuất hiện nhanh hơn, gây ra hiện tượng móm mém, già trước tuổi. Tiêu xương ổ răng còn làm giảm khả năng nâng đỡ của hàm, khiến hàm tháo lắp dần dần trở nên lỏng lẻo, giảm lực nhai.

Hậu quả của mất 1 răng

– Nếu răng bị mất là răng cửa, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, làm cho bệnh nhân nhiếu tự tin trong giao tiếp.

– Nếu răng bị mất ở phía trong hàm, nó không còn dừng lại ở nhu cầu thẩm mỹ (ảnh hưởng đến nụ cười cà khả năng giao tiếp) mà còn làm hỏng khớp cắn, giảm lực nhai của hàm.

– Mất răng thì việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn hơn. Thức ăn có thể dính vào lỗ chân răng, tích tụ, vi khuẩn hoạt động làm nồng độ acid tăng cao. Do đó, răng miệng dễ gặp các vấn đề như hôi miệng, viêm nướu, viêm nha chu, chết tủy răng…

Những câu hỏi thường gặp khi trồng răng implant 2

– Khi mất 1 răng thì nó có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của các loại răng khác, những răng bên cạnh có thể di chuyển về chỗ trống, làm lệch hàm, thay đổi khung xương hàm…

Phải làm gì khi mất răng?

Bạn nên nhanh chóng tìm cách phương án trồng răng ngay khi vết thương trên lợi lành hẳn. Các phương án răng giả cố định được ưa chuộng hiện nay là:

Mất răng và những biến chứng 1

Bọc răng sứ: bác sĩ sẽ mài nhỏ 2 răng bên cạnh làm cầu răng, sau đó gắn cố định mão 3 răng sứ lên. Bọc răng sứ từng rất được ưa chuộng vì tính chắc chắn, thẩm mỹ cao và giá thành bình dân. Tuy nhiên phương pháp này không thể ngăn chặn quá trình tiêu xương răng.

Trồng răng implant: bác sĩ sẽ cấy một chân răng nhân tạo vào ổ xương răng, sau đó gắn mão răng sứ lên. Phương pháp này có thể ngăn ngừa quá trình tiêu xương răng, đồng thời không cần tác động đến 2 răng thật bên cạnh. Nhược điểm: chi phí trồng răng implant cao hơn bọc răng sứ một chút.

Các cách giúp khắc phục khi mất 1 răng

 Mang răng – hàm giả tháo lắp

– Mặc dù phương pháp này giúp che khuyết điểm, thay thế vị trí răng đã mất, tuy nhiên, khi mất 1 răng, vị trí răng đã mất rất nhỏ nên mang hàm giả tháo lắp không phù hợp.

– Màu của hàm giả tháo lắp không có màu sắc tự nhiên, và khi đeo trong miệng thường rất lỏng lẻo, gây khó chịu cho người sử dụng. Do nền nhựa chắn ngang nên khi ăn nhai cũng khó khăn và không có cảm giác ăn thật.

– Phương pháp này chỉ thích hợp với những trường hợp mất nhiều răng, những người có thu nhập trung bình.

Làm cầu răng

– Phương pháp này đòi hỏi răng hai bên của răng mất phải chắc khỏe, cao khoảng 6mm, mọc đúng vị trí giải phẫu…

– Nha sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán, sửa soạn cùi răng, chống ê buốt các cùi răng, và gửi mẫu răng, sau đó sẽ thử độ sát, khít của sườn răng, cuối cùng là lắp răng. Qúa trình điều trị có thể diễn ra từ 3-7 ngày, khoảng thời gian ngắn thích hợp cho những người bận rộn.

– Phương pháp này giúp thế chỗ răng đã bị mất, ăn nhai tốt hơn, có tính thẩm mỹ hơn khi mang hàm giả tháo lắp, và giá thành rẻ hơn.

– Làm cầu răng phải mài mặt trong của 2 răng bên cạnh, và nếu lâu dài, nó có thể ảnh hưởng đến răng thật, loại cầu răng này dễ bị sứt khi cắn phải vật cứng.

Những điều cần biết về trồng răng implant (1)

Cách phòng tránh chứng mất răng

Để phòng tránh và giảm nguy cơ mất răng, Nha khoa Quốc tế Việt Đức khuyên bạn:

– Đánh răng, dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa hàng ngày phòng tránh sâu răng và nha chu.

– Khám răng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần. Cao răng là các mảng bám dính chắc trên răng, tạo thành môi trường sống thuận lợi cho vi khuẩn. Trung bình, trên bề mặt mỗi răng có đến 500.000.000 vi khuẩn.

– Bỏ dần thói quen hút thuốc lá, ăn vặt, ăn đồ ngọt. Các thói quen này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của nướu và độ cứng của men răng.

9 yếu tốt làm tăng nguy cơ mất răng 1

Nếu không may đã bị mất răng, bạn vẫn kịp bảo vệ cấu trúc những chiếc răng còn lại bằng cách trồng răng giả cố định.  Răng giả cố định giúp phục hồi khả năng ăn nhai, trả lại thẩm mỹ và khớp cắn chuẩn, ngăn nguy cơ xô lệch các răng còn lại. 2 phương pháp răng giả cố định được ưa chuộng nhất hiện nay là bọc răng sứ và trồng răng Implant.

Comments

comments