Hiện tượng mòn răng – Những Câu Hỏi Thường Gặp

Một hàm răng đẹp đúng chuẩn là không mắc các bệnh về răng miệng như viêm lợi, sâu răng…Nếu bị mòn răng sẽ ảnh hưởng đến sức nhai và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vậy biểu hiện của mò răng, triệu chứng, nguyên nhân do đâu, cách điều trị làm sao và cách phòng ngừa mòn răng như thế nào?

Biểu hiện của bệnh mòn răng.

Mòn răng là hiện tượng khá phổ biến, biểu hiện của mòn răng rất dễ nhận biết là cổ răng bị khuyết, lõm vào trong có hình chữ V, hay gặp ở vùng răng trước. Mòn răng không chỉ ở bắt gặp ở cổ răng mà còn ở những mặt nhai của răng hàm.

Cách điều trị hiện tượng mòn răng

Hiện tượng mòn răng đến từ đâu?

Men răng là một lớp vật chất rất cứng, có tác dụng bảo vệ các bộ phận mềm và dễ bị tổn thương bên trong (ngà răng, tủy răng..). Mòn men răng thường là do các nguyên nhân:

– Các acid trong thực phẩm từ từ bào mòn men răng.

– Chứng trào ngược dạ dày: gây mòn mặt trong của răng cửa trên.

– Tật nghiến răng khi ngủ: gây mòn mặt nhai của răng hàm.

– Vệ sinh răng không đúng cách: chải răng quá mạnh theo chiều ngang cũng có thể gây mòn cổ răng.

– Các thói quen xấu: cắn móng tay, nhai vật cứng… có thể làm vỡ hoặc rạn men răng. Hãy nhớ, răng bạn không phải cái mở nút chai.

– Bệnh khô miệng: nước bọt tiết ra ít khiến acid bám trên răng lâu hơn, tăng nguy cơ mòn răng lên gấp nhiều lần.

– Cơ địa, di truyền: các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến số lượng hoặc chất lượng men răng, khiến men răng bở và dễ mòn hơn.

Điều trị mòn răng

Triệu chứng của mòn răng.

Bạn sẽ thấy ê buốt khi ăn thức ăn chua, nóng hoặc quá lạnh.

Thức ăn sẽ đọng lại nơi bị khuyết, gây mất thẩm mỹ và dễ gây sâu răng.

Mòn răng có tác hại như thế nào?

Như đã nói ở trên, men răng có tác dụng bảo vệ ngà răng, tủy răng khỏi các tác động từ bên ngoài. Khi men răng bị mòn, để lộ ngà răng sẽ dẫn đến:

– Răng chuyển màu vàng, nâu… rất xấu. Màu răng này thường rất khó cải thiện, vì men răng không có khả năng tự tái tạo giống như xương. Nếu đã bị rạn, vỡ hoặc mòn, tức là nó bị tổn thương vĩnh viễn.

– Răng trở nên nhạy cảm khi nhai, tiếp xúc với không khí, tiếp xúc với acid, đặc biệt rất ê buốt khó chịu khi ăn đồ nóng/ lạnh.

– Lực nhai yếu đi nhiều lần.

– Lớp ngà răng khi tiếp xúc với acid từ thực phẩm rất dễ bị tổn thương, gây sâu răng.

Điều trị mòn răng 1

Điều trị mòn răng như thế nào?

Điều trị mòn răng phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ, sự lan rộng của tổn thương, tuổi tác, sự hợp tác của người bệnh và tính chất nhạy cảm của từng bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mòn răng:

Nếu gặp phải tình trạng nghiến răng nên đeo máng nhai để giảm tổn thương răng.

Những điều trị phục hồi đầu tiên nên là điều trị bảo tồn, đặc biệt ở những người trẻ tuổi, có thể sử dụng vật liệu composite để phục hồi đầy đủ hình dáng, chức năng của răng.

Ngoài ra có thể sử dụng vật liệu như sứ, kim loại để phục hồi đối với những răng mòn nhiều lở mặt của răng dưới dạng bọc, chụp răng.

Phòng ngừa hiện tượng mòn răng

Cách phòng ngừa mòn răng.

Chải răng đúng cách với bàn chải lông mềm, nếu bạn không rõ hãy hỏi nha sĩ hoặc các chuyên viên vệ sinh răng miệng, họ sẽ chỉ dẫn cho bạn.

Hạn chế ăn uống những thực phẩm, thức uống có chứa axit nhiều. Nếu bạn uống thức uống có axit, nên dùng ống hút để giảm tiếp xúc với răng, điều này giúp giảm sự ăn mòn men răng do axit.

Sử dụng kem đánh răng hay nước súc miệng có fluor để làm men răng của bạn chắc khỏe hơn.

Nếu bạn bị nhạy cảm ngà, hãy dùng kem đánh răng có thành phần giảm nhạy cảm đặc biệt chuyên dùng cho răng bị nhạy cảm nhé.

Gặp bác sỹ nha khoa để được đánh giá về tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn và khám định kỳ.

Comments

comments