Nhổ răng hàm sâu có đau hơn nhổ răng khác

Răng hàm là chiếc răng có kích thước lớn nhất trong khoang miệng. Và cũng là răng dễ bị sâu nhất. Vậy nhổ răng hàm sâu có đau hơn nhổ răng khác không?

Tại sao răng hàm bị sâu?

nho-rang-ham-sau-co-dau-hon-nho-rang-khac-1
Quá trình bị sâu của răng hàm.

Như chúng ta đã biết, răng hàm đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai thức ăn. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ việc phát âm chuẩn hơn.

Răng hàm trên và hàm dưới thường xuyên phải cọ sát vào nhau để tạo lực nhai. Vì thế mà men răng ở bề mặt răng hàm bị bào mòn nhiều. Trong khi đó, men răng lại đóng vai trò như lớp bảo vệ răng. Mất đi men răng, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công hơn.

Nhưng nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng lại nằm ở thức ăn chúng ta ăn hằng ngày. Và vấn đề vệ sinh răng miệng sau ăn. Các nghiên cứu đã chỉ ra, càng ăn nhiều thực phẩm chứa đường và tinh bột thì răng sẽ càng dễ bị sâu hơn. Bởi, đường sau đó sẽ lên men và chuyển hóa thành axit lactic, một loại axit có khả năng bào mòn răng.

Axit lactic đóng vai trò như “kẻ dẫn đường” cho các vi khuẩn trong răng tấn công vào sâu trong răng. Vì vậy mà nếu không thường xuyên vệ sinh răng miệng để loại bỏ môi trường phát triển của vi khuẩn thì răng hàm sẽ càng bị sâu nặng hơn.

Những trường hợp bắt buộc phải nhổ răng hàm sâu

Có 2 trường hợp chính dẫn đến việc bạn phải nhổ răng hàm do sâu răng. Đó là: Răng hàm bị chết tủy gây viêm nhiễm lan rộng và răng hàm sâu hoàn toàn, chỉ còn chân răng.

Răng hàm bị chết tủy gây viêm nhiễm lan rộng

nho-rang-ham-sau-co-dau-hon-nho-rang-khac-2
Răng hàm bị chết tủy.

Có một nguyên tắc trong giới nha sĩ đó là luôn phải ưu tiên giữ lại chiếc răng thật. Vì thế mà có rất nhiều phương pháp chữa răng sâu từ nhẹ đến nặng được ra đời. Trong đó, phương pháp chữa răng sâu chết tủy là khó nhất, nếu không chữa được nữa thì bắt buộc phải nhổ.

Thông thường, các trường hợp chết tủy sẽ được chữa trị kịp thời. Do phần tủy chết vẫn nằm trong răng, chưa lan rộng xuống khỏi chân răng. Lúc này, người bệnh đã có thể thấy rất đau đớn do trong tủy cũng có chứa dây thần kinh.

Nhưng cũng có những trường hợp, người bệnh chủ quan không đi khám chữa dẫn đến tủy chết lan rộng xuống dưới chân răng và lan sang các khu vực khác. Lúc đó, nha sĩ sẽ không thể điều trị tủy dễ dàng được. Lúc này, bạn sẽ cần phải nhổ răng hàm sâu đó đi và tiếp tục chữa các phần bị viêm nhiễm xung quanh.

Răng hàm sâu hoàn toàn, chỉ còn chân răng

nho-rang-ham-sau-co-dau-hon-nho-rang-khac-3
Răng hàm bị sâu hoàn toàn.

Tức là toàn bộ bề mặt răng đã bị vi khuẩn và axit bào mòn hoàn toàn. Trông có vẻ như bạn đã mất hẳn chiếc răng hàm đó. Nhưng thực tế, chân răng vẫn còn cắm ở dưới và đang bị vi khuẩn phá hủy nốt.

Trường hợp này không có biện pháp nào để chữa trị cả. Vì răng đã không còn chỗ cho vật liệu hàn răng bám vào. Việc duy nhất cần làm là nhổ chiếc răng đó càng sớm càng tốt.

Nhổ răng hàm bị sâu có đau hơn nhổ răng khác?

Nhiều bạn cho rằng răng hàm có kích thước lớn nên khi nhổ nó đi thì chắc chắn sẽ rất đau. Sự thực là nhổ bất kỳ chiếc răng nào cũng đau cả. Nhưng trong quá trình nhổ bạn sẽ được tiêm thuốc tê, nên dù có nhổ bất kỳ chiếc răng nào cũng đều sẽ không thấy đau.

Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ đau nhức một chút. Nhưng chỉ sau 2-3 ngày là hết. Bạn cũng được phép uống giảm đau, kháng sinh để giúp cơn đau thuyên giảm.

Nhưng có một lưu ý rất quan trọng về việc nhổ răng không đau. Đó là tay nghề của nha sĩ. Việc mổ xẻ cũng cần phải có nghệ thuật, nếu tay nghề kém, vết mổ sẽ nham nhở, khó lành hơn, và ngược lại.

Hiện nay, ở các nha khoa lớn cũng đã áp dụng một công nghệ mới trong nhổ răng. Đó là nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome. Với phương pháp này bạn sẽ không cần phải cắt lợi, nướu mà chỉ cần tác động vào xương xung quanh răng.

Công nghệ mới này giúp cho vết nhổ mau lành hơn gấp 5 lần so với nhổ răng truyền thống. Và còn nhiều ưu điểm khác nữa.

nho-rang-ham-sau-co-dau-hon-nho-rang-khac-4
Nhổ răng khôn với công nghệ Piezotome đem lại nhiều lợi ích.

Mời bài tìm hiểu thêm về phương pháp nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome này: Tại đây.

Chăm sóc răng hàm sau khi nhổ

Để vết nhổ mau lành và không gây ra biến chứng, bạn nên tuân thủ các lời khuyên dưới đây của nha sĩ:

  • Nghỉ ngơi, thư giãn 1 ngày sau khi nhổ. Tránh làm các công việc nặng nhọc, hay hoạt động thể thao.
  • Sau khi nhổ 4 tiếng mới được ăn uống. Ăn các thức ăn mềm như cháo, súp, không quá nóng hay quá lạnh. kiêng ăn một vài thức ăn tanh, sống.
  • Không sử dụng ống hút, không hút thuốc lá.
  • Không sử dụng các chất kích thích, rượu bia.
  • Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng. Tránh chải răng vào chỗ vừa nhổ xong. Đồng thời không được súc miệng mạnh.

Trên đây là một vài lưu ý chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng hàm sâu mà bạn có thể áp dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Hotline: 0962 091 036 để được tư vấn nhanh nhất.

 

Comments

comments