Răng số 6 bị sâu có nên nhổ bỏ hay không?

Răng số 6 là răng ở vị trí quan trọng nhất trên cung hàm. Do đó, nếu răng bị lung lay hoặc bị mất sẽ làm giảm sức nhai của cung hàm một cách đáng kể. Vậy nếu răng số 6 bị sâu răng thì có nên nhổ bỏ hay không?

Vị trí và vai trò của răng số 6

Răng hàm số 6 hay còn được gọi với cái tên khác là răng cối thứ nhất. Đây là chiếc răng lớn, mọc thứ 2 từ nơi mọc của răng khôn. Nó nằm ngay cạnh chiếc răng hàm số 7. Răng số 6 chỉ mọc duy nhất một lần vào khoảng 6 – 7 tuổi, thay thế cho răng sữa.

Răng hàm số 6 đảm nhiệm vai trò ăn và nhai. Khi nhai, lực sẽ đặt chủ yếu vào chiếc răng này. Nó đóng vai trò quan trọng nhất trong khung hàm. Răng số 6 cũng có mối quan hệ mật thiết với các dây thần kinh.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ răng số 6. Do đó dẫn đến nhiều sơ suất, gây ra các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm nướu,… hoặc tệ nhất là làm gãy răng số 6.

Vị trí và vai trò của răng số 6

Nguyên nhân sâu răng số 6 bị gãy

Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu gây sâu răng hàm số 6 là vệ sinh răng miệng kém. Và vi khuẩn có trong miệng, chủ yếu là do Streptococcus Mutans xâm nhập vào. Khi thức ăn dính lên răng, đặc biệt là những thức ăn có chứa hàm lượng tinh bột và đường cao, vi khuẩn phân hủy thức ăn, tạo ra acid gây ăn mòn các men răng, từ đó tạo thành các lỗ sâu.

Sau khi men răng đã bị ăn mòn thành các lỗ, thức ăn và vi khuẩn sẽ càng có điều kiện để bám vào. Acid sẽ được tạo ra nhiều hơn, các tổ chức cứng bao gồm men và ngà răng bị phá hủy. Vì vậy lỗ sâu sẽ mở rộng hơn và tiến dần về phía tủy răng.

Người Việt Nam thường sử dụng bàn chải cứng và hay chải ngang nên bị mòn cổ răng. Chân răng sẽ làm lộ ra ngà chân răng, khi ngà chân răng này bị hở ra thì rất dễ bị sâu.

Do vậy nên vệ sinh sạch sẽ răng miệng để tránh bị sâu răng, đặc biệt là răng số 6.

Nguyên nhân sâu răng số 6 bị gãy

Răng số 6 bị sâu nên giữ hay nên bỏ?

Do có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ăn nhai. Do đó, khi bị sâu răng số 6 cần điều trị ngay tránh dẫn đến những bệnh lí nguy hiểm. Khi bị sâu ở răng này sẽ gây ra tình trạng đau nhức. Nó cũng dễ lây sang các răng bên cạnh như răng hàm số 7. Nếu để lâu sẽ ăn vào tủy. Từ đó gây ra các bệnh lí về răng miệng rất nguy hiểm như viêm chóp răng, viêm tủy,…

Trong trường hợp răng sâu quá nặng đến mức phải nhổ bỏ thì nên trồng lại. Bởi đây sẽ là một bất lợi lớn đối với hàm răng của bạn. Không chỉ làm mất đi thẩm mỹ vốn có, nó còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm. Đồng thời nó cũng sẽ kéo theo nhiều căn bệnh hệ lụy khác. Thêm vào đó thì giá cả của việc trồng lại răng đã mất chân là khá cao.

Phương pháp điều trị răng số 6 bị sâu

Điều trị răng hàm số 6 được chia làm 3 mức độ. Tùy theo mức độ tổn thương và diện tích sâu răng mà bác sĩ có hướng điều trị cụ thể.

Đối với răng sâu nhẹ, bề mặt và thân răng mới chỉ xuất hiện các đốm đen nhỏ. Biện pháp khắc phục được lựa chọn là tái khoáng. Đối với mức độ sâu răng này, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng các dung dịch bao gồm: calcium, fluorine, phosphate trám vào những nơi răng chớm sâu, giúp thu hẹp vùng bị sâu và vùng đó ngừng phát triển.

Phương pháp điều trị răng số 6 bị sâu

Còn với răng sâu vừa sẽ thực hiện phẫu thuật nạo vết sâu và hàn trám, bọc sứ lại. Phương pháp này giúp bạn bảo tồn được các mô răng một cách tối đa. Đồng thời không ảnh hưởng mấy đến chức năng ăn nhai của răng.

Cuối cùng là đối với răng bị sâu, hư hại nhiều thì buộc phải nhổ răng. Đối với mức độ hư hại nặng thì sẽ được ứng dụng công nghệ trồng răng tân tiến như implant 4S để phục hình lại răng và đạt được kết quả tốt nhất.

Thực tế đã chứng minh việc áp dụng công nghệ này có thể giúp răng khôi phục một cách tốt nhất, đặc biệt là đối với răng cấm cần phục hình hoàn hảo và toàn diện như răng thật.

Trên đây là những điều cần biết về răng khôn số 6. Hãy luôn chăm sóc răng miệng khỏe mạnh để không mắc các chứng bệnh về răng nhé!

Các bạn có thể ghé thăm nha khoa Quốc tế Phú Hòa để được thăm khám và đưa ra những biện pháp điều trị kịp thời. Trong trường hợp răng số 6 bị sâu để giữ cho hàm răng được chắc khỏe nhất.

Comments

comments