Trám răng bị sâu được bao lâu và loại nào là tốt nhất?

Tình trạng răng miệng bị sâu gây đau nhức, khó chịu, không thể ăn uống được khiến bạn phải tìm đến các phương pháp chữa trị như trám răng. Vậy trám răng bị sâu được bao lâu và loại nào là tốt nhất? Để giải đáp thắc mắc này bạn hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.

Trám răng bị sâu dùng được bao lâu?

Theo các chuyên khoa, trám răng bị sâu có thể sử dụng trong khoảng ít nhất từ 4 – 5 năm và tối đa là 20 năm. Để duy trì được tuổi thọ lâu dài, trám răng sâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình trạng răng, tay nghề bác sĩ, loại vật liệu, cách chăm sóc răng,….

Tình trạng răng

Đây cũng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của miếng trám răng sâu. Nếu răng bạn đang trong tình trạng ít bị hư tổn, sâu ở mức độ bình thường mà không ảnh hưởng đến tủy thì khả năng giữ được miếng trám sẽ lâu dài. Đối với trường hợp phải điều trị tủy thì tuổi thọ của miếng trám sẽ ít hơn.

Trám răng bị sâu dùng được bao lâu?

Tay nghề của bác sĩ

Tay nghề bác sĩ là một trong những yếu tố quyết định việc trám răng có bền hay không. Trong tất cả các phương pháp phục hình răng thì trám răng là đơn giản nhất. Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt nhất và tuổi thọ của việc trám răng được lâu hơn thì đòi hỏi bác sĩ cần phải có tay nghề cao, kỹ thuật tốt và đảm bảo đúng quy trình. Tay nghề của bác sĩ càng cao thì tuổi thọ của miếng trám càng lâu dài, đảm bảo tính thẩm mỹ.

Vật liệu trám răng bị sâu

Trám răng có lâu bền hay không phụ thuộc rất nhiều vào vật liệu trám. Bác sĩ có thể sử dụng nhiều vật liệu khác nhau với giá thành và chất lượng cũng như độ bền khác nhau. Một số loại vật liệu thường được sử dụng như: Amalgam (trám bạc), vàng và kim loại, composite,…

Đối với amalgam (trám bạc) là vật liệu truyền thống, có độ bền cao nhưng lại không có tính thẩm mỹ. Vật liệu này chịu lực nhai tốt có thể duy trì từ 10 – 15 năm.

Vật liệu composite được nhiều người sử dụng. Mặc dù, vật liệu này cũng có thể sử dụng trong thời gian dài và có màu sắc giống với răng thật nhưng độ bền không bằng amalgam.

Vật liệu trám răng bị sâu

Cách chăm sóc răng miệng

Nếu bạn chăm sóc răng miệng một cách kỹ càng thì khả năng duy trì được miếng trám trong thời gian lâu dài hơn.

  • Không được cắn những vật quá cứng và dai.
  • Hạn chế ăn thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Tránh sự va đập mạnh và tổn thương răng.
  • Không uống các loại đồ uống có màu như cà phê, nước ngọt có ga, thuốc lá,…
  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Sử dụng bàn chải răng mềm và chải răng đúng cách. Sau khi ăn dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng.
  • Khám răng định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần để nắm rõ tình trạng răng của mình.

Loại trám răng nào là tốt nhất?

Hiện nay, có 5 loại vật liệu trám răng được các bác sĩ nha khoa sử dụng phổ biến là: Amalgam, vàng và hợp kim, composite, vật liệu GIC và sứ Inlay/Onlay. Mỗi loại đều có ưu, nhược điểm, chi phí, tuổi thọ khác nhau:

Amalgam

Vật liệu này rất lành tính không gây kích ứng cho răng và mô mềm. So với những vật liệu khác thì amalgam có chi phí thấp và tuổi thọ cao. Tuy nhiên, vật liệu không đảm bảo được tính thẩm mỹ bởi màu không giống với răng tự nhiên.

Khi sử dụng trám amalgam trong miệng thì phải sau 24 giờ miếng trám mới đạt được độ cứng tối đa 100%. Trám răng sau 1 ngày mới có thể đánh bóng được.

Vàng và hợp kim

Ưu điểm vượt trội của vật liệu này so với tất cả các loại khác chính là độ bền chắc cao. Sử dụng vật liệu vàng và hợp kim đòi hỏi chi phí cao. Do vật liệu này là vàng hoặc bạc,… có màu sắc chênh lệch với răng thật nên chúng thường được sử dụng để trám răng hàm.

Việc thực hiện trám răng bằng vàng và hợp kim cũng phức tạp hơn so với amalgam. Để hoàn thiện cần phải thực hiện đến 2 lần. Bác sĩ phải tạo xoang trám trước rồi lấy dấu răng. Sau đó, đúc miếng trám bên ngoài và gắn trở lại trên răng bị sâu.

Composite

Đây là vật liệu trám răng phổ biến và được nhiều người sử dụng bởi màu sắc của nó gần giống với răng tự nhiên, có tính thẩm mỹ cao. Chi phí sử dụng vật liệu này thấp, phù hợp với túi tiền của nhiều người.

Vật liệu dễ dàng thao tác chỉ với 1 lần là có thể hoàn tất. Tuy nhiên, nhược điểm của composite là dễ bị bong bật, sử dụng trong thời gian dài miếng trám bị đổi màu.

Vật liệu sứ

Trám răng bị sâu bằng vật liệu sứ vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ do có màu tự nhiên giống với răng thật, vừa có tuổi thọ cao. Vật liệu sứ với chất lượng tốt nên có mức chi phí cao. Hơn nữa, việc thực hiện cần phải qua 2 lần hẹn mới có thể hoàn tất.

Vật liệu sứ

Vật liệu CIC

Vật liệu này sử dụng để trám tạm và thường được dùng cho răng ít phải nhai mạnh. Trong vật liệu CIC có thành phần chống sâu răng, có màu tương đồng với răng thật. Cách thực hiện dễ dàng, thao tác nhanh, chỉ 1 lần hẹn là có thể hoàn thành.

Bên cạnh những ưu điểm thì vật liệu này còn có một số nhược điểm như: Tuổi thọ ngắn, dễ bị vỡ, không phù hợp trám sâu mà chỉ thường dùng để trám cổ răng bị mòn.

Hy vọng bài viết này đã giải đáp được đầy đủ những câu hỏi về vấn đề trám răng bị sâu được bao lâu và loại nào là tốt nhất? Các bạn hãy đến nha khoa quốc tế Phú Hòa để được tư vấn trám răng với vật liệu tốt và phù hợp với tình trạng răng của mình nhé!

Comments

comments