Phòng tránh và điều trị răng nhiễm Flour

Bổ sung Fluor – con dao 2 lưỡi

Fluor góp phần tạo nên độ cứng của men răng, ngăn  mảng bám và vi khuẩn hình thành, từ đó giúp ngăn ngừa sâu răng. Trẻ nhỏ không được cung cấp đủ Fluor có thể sẽ bị thiểu sản men răng (xuất hiện đốm màu trên bề mặt răng, men răng dễ bị tổn thương hơn).

Tuy nhiên, trẻ bổ sung quá nhiều Fluor trong quá trình mọc răng cũng sẽ bị nhiễm fluor, ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ răng.

Dấu hiệu răng nhiễm Fluor

Răng nhiễm Fluor thường xuất hiện các mảng màu trắng đục trên bề mặt răng, làm màu sắc răng không được đều. Nếu nhiễm Fluor nặng, răng sẽ bị đổi màu vĩnh viễn (không tẩy trắng được).

Điều trị răng nhiễm FLOUR

(Bề mặt răng nhiễm Fluor)

Phòng tránh răng nhiễm Fluor cho trẻ

Để giữ cho bé có một hàm răng đẹp vĩnh viễn, phụ huynh nên chú ý:

– Dạy bé chải răng đúng cách. Theo dõi và không cho bé nuốt kem đánh răng (có sẵn Fluor). Nếu bé có “sở thích” nuốt kem đánh răng, nên mua riêng kem đánh răng không chứa Fluor cho bé.

– Kiểm tra hàm lượng Fluor có trong nước uống.  Nồng độ 0.7 – 1 ppm là vừa đủ để phòng tránh sâu răng.

Điều trị răng nhiễm Fluor

Với những người đã bị men răng nhiễm Fluor, có 3 hướng điều trị chính:

– Tẩy trắng răng: một số trường hợp nhiễm Fluor nhẹ có thể tẩy trắng răng được. Chỉ sau khoảng 30 phút, bệnh nhân sẽ có lại hàm răng trắng đẹp nguyên bản.

– Bọc răng sứ: với những trường hợp bị nhiễm Fluor quá nặng, ăn vào lớp ngà răng thì cần bọc răng sứ. Lúc này, mão sứ đóng vai trò như một lớp che phủ, bảo vệ men răng đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho nụ cười.

– Dán Veneer: có tác dụng tương tự với mão sứ, giúp che đi các khuyết điểm trên bề mặt răng.

Cách dịch vụ thẩm mỹ răng tại nha khoa quốc tế Việt Đức:

 

 

Comments

comments