Răng sứ cứng hơn răng thật
Một số bệnh nhân ác cảm với chất liệu sứ trắng mỏng manh và cho rằng chúng rất dễ bị mẻ, vỡ khi ăn nhai. Thực ra đa số các loại răng sứ đều có khả năng chịu lực nén – uống cong rất lớn: 380 – 400 Mpa (răng sứ Emax) so với 100 – 120 Mpa (răng thật), vì vậy khả năng bị sứt mẻ của răng sứ thấp hơn nhiều lần so với răng thật.
Tuy nhiên, dù là với răng sứ hay răng thật bạn vẫn nên hạn chế ăn nhai đồ quá cứng, nghiến răng hoặc cắn các vật cứng để tăng tuổi thọ của răng.
Răng sứ không làm giảm tuổi thọ của răng thật
Trước đây, khi bọc răng sứ kim loại, bác sĩ buộc phải mài khá nhiều răng thật của bệnh nhân, sát đến lớp tủy răng (nguồn cung cấp dinh dưỡng cho răng, cũng là nơi tập trung nhiều dây thần kinh nhạy cảm), vì thế buộc phải diệt tủy để tránh cảm giác ê buốt sau này. Răng thật không còn được cung cấp dinh dưỡng, dần dần trở nên yếu và dễ gãy, mủn.
Tuy nhiên, với công nghệ răng toàn sứ, bệnh nhân không phải mài răng quá nhiều, không cần diệt tủy trước khi bọc răng, vì vậy hoàn toàn không ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng thật.
Răng sứ không bị bắt màu
Rất nhiều người gửi câu hỏi gửi về Nha khoa Quốc tế Việt Đức, băn khoăn không biết hút thuốc – uống cà phê sau khi bọc răng thì răng có bị ám màu không, nếu có thì làm thế nào để tẩy trắng. Chúng tôi có thể tự tin trả lời rằng, chất liệu sứ trơn láng chắc chắn không bị ám màu, dù bệnh nhân hút thuốc hay uống nhiều cà phê đi chăng nữa. Dù vậy, thuốc lá gây teo nướu và tăng nguy cơ bệnh nha chu, vì vậy vẫn nên hạn chế để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Bạn không thể phân biệt răng sứ và răng thật
Răng sứ, đặc biệt là răng toàn sứ hiện nay được chế tạo với các màu sắc cực kì tự nhiên, các thông số về độ mờ, độ trắng thậm chí khả năng thấu quang đều có thể làm giống như răng thật, vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi bọc răng sứ thẩm mỹ hay làm cầu răng cửa ngắn. Hầu hết mọi người, kể cả nha sĩ chuyên nghiệp đều khó mà phân biệt được đâu là răng sứ và đâu là răng thật.