Những cách đơn giản để phòng và chữa bệnh sâu răng

Theo thống kê tại Việt Nam, trong các loại bệnh về đường răng miệng thì bệnh sâu răng là bệnh răng miệng cho tỷ lệ mắc cao nhất và chiếm đến 80 % trong tổng số các bệnh nha khoa ở mọi độ tuổi.

Thực tế, qua các thống kê khoa học trên thế giới cho thấy bệnh sâu răng là loại bệnh nha khoa dễ bị mắc nhất trên thế giới. Ngay tại các nước phát triển thì đây cũng là một trong những bệnh chiếm tỷ lệ cao cho dù cách phòng tránh và chữa bệnh sâu răng cũng không hề quá khó khăn.

Vì sao răng lại sâu? 

Sâu răng là hiện tượng cấu trúc răng bị phá hủy và có thể gây ảnh hưởng đến cả các men (lớp phủ ngoài của răng) và lớp ngà răng của răng.

Sâu răng xảy ra khi thực phẩm có chứa carbohydrate (đường và tinh bột), chẳng hạn như bánh mì, ngũ cốc, sữa, soda, trái cây, bánh ngọt, hoặc kẹo còn lại trên răng trong một thời gian dài. Vi khuẩn sống trong miệng tiêu hóa những thực phẩm này, biến chúng thành các axit. Vi khuẩn, axit, mảnh vụn thức ăn và nước bọt kết hợp để tạo thành mảng bám vào răng. Các axit trong mảng bám hòa tan bề mặt men răng, tạo thành các lỗ hổng trong răng gọi là sâu răng .

sau-rang

Tác hại của răng sâu

Sức khỏe răng miệng

– Viêm tủy

– Răng lung lay

– Mất răng

– Áp xe răng

– Hôi miệng

Tính thẩm mỹ

Rất nhiều  người mất tự tin khi giao tiếp vì hàm răng sâu.

Tinh thần và sức khỏe toàn cơ thể

Sâu răng dẫn đến đau răng làm mất ngủ, tinh thần khó chịu.  Một hàm răng sâu khó có thể ăn uống bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ. Điều này làm cơ thể bị suy yếu, dễ gây các loại bệnh khác.

tac-hai-cua-benh-sau-rang

Ai có nguy cơ bị sâu răng nhiều nhất ?

Những người có một chế độ ăn uống có nhiều loại thực phẩm chứa đựng nhiều carbohydrate và các thực phẩm có chứa nhiều đường.

Những người súc miệng bằng nước fluoride hoặc sử dụng kem đánh răng có chứa Fluoride.

Những người có chế độ ăn uống mất cân bằng gây thiếu Vitamin C, D.

Những người mắc các bệnh như: tiểu đường, khô tuyến nước bọt, suy giảm hệ miễn dịch, … hay những người thường xuyên chịu áp lực tâm lý cũng rất dễ mắc bệnh sâu răng.

Trẻ em và người già là hai nhóm có nguy cơ cao nhất do các bé thích ăn nhiều đồ ngọt, không chịu chú ý đánh răng đầy đủ, và do sức đề kháng vi khuẩn còn yếu; còn người già chủ yếu do kết cấu răng bị thoái hoá cùng với hệ miễn dịch bị suy giảm cũng như sự ảnh hưởng từ các loại bệnh khác. Đồng thời đây cũng là 2 nhóm khó chữa bệnh sâu răng nhất.

tram-trang-la-gi

Phương pháp phòng tránh răng sâu

Cách tốt nhất để chống lại và chữa bệnh sâu răng là:

_ Tránh ăn quá nhiều đồ ngọt và đồ ăn vặt giữa các bữa ăn. Nên ăn nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: táo, cam, đào, nho, rau cải xanh, bí ngô, đậu nành, …

_ Đánh răng ít nhất hai lần một ngày vào sáng và tối, dùng chỉ nha khoa hàng ngày và làm sạch lưỡi của bạn. Nếu có điều kiện, bạn nên đánh răng sau các bữa ăn hoặc sau khi ăn đồ ngọt 15 phút để loại bỏ mảng bám của các chất đường còn tồn dư trên răng.

_ Sử dụng nước Fluoride hoặc các nước xúc miệng có chứa fluoride để giúp tiêu dietj vi khuẩn và làm hơi thở của bạn thơm tho hơn.

_ Gặp nha sĩ ít nhất sáu tháng một lần để kiểm tra và làm sạch cao răng một các tốt nhất.

e-buot-rang-sau-khi-tay-trang-2

Phòng và Chữa bệnh sâu răng ngay từ sớm sẽ giúp bạn tranh khỏi những cơn đau nhức nhối đầy khó chịu và tránh bị phát triển năng hơn thành các bệnh như viêm tuỷ răng, viêm nha chu, … sẽ càng khó khăn hơn trong điều trị.

Luôn có rất nhiều cách chữa bệnh sâu răng cả dân gian lẫn thông qua các cách truyển miệng hay trên web, nhưng tốt nhất vẫn luôn cần có sự điều trị và theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo không bị biến chứng vì các cách chữa bệnh dân gian không phải luôn phù hợp và đúng với hầu hết mọi người.

Dịch vụ chữa sâu răng tại phòng khám nha khoa quốc tế Việt Đức

Comments

comments