Nhổ răng nói chung là phương pháp loại bỏ răng hư hỏng, thừa thãi ra khỏi hàm. Nhưng không phải cứ thích là nhổ, đặc biệt là đối với việc nhổ răng cửa.
Trường hợp bắt buộc phải nhổ răng cửa
Các nha sĩ luôn cho rằng việc bảo tồn răng là điều quan trọng nhất. Nhưng nếu chiếc răng đó gây nguy hại cho sức khỏe của người bệnh thì bắt buộc phải nhổ nó đi.
Đối với răng cửa, đây là một chiếc răng vô cùng quan trọng trong hàm răng. Nó có vai trò cắn, giữ thức ăn. Quan trọng nhất là nó còn có vai trò thẩm mỹ do răng cửa thuộc nhóm các răng phía ngoài. Nếu thiếu mất răng cửa thì ai cũng có thể phát hiện ra khi bạn cười nói. Mất răng cửa sẽ khiến gương mặt bạn trông thiếu hài hòa, và già hơn.
Những trường hợp bắt buộc phải nhổ răng cửa là
Răng cửa là răng sữa. Trẻ em đến độ tuổi thay răng sữa mà chiếc răng đó bị lung lay, sâu nặng thì các bậc cha mẹ nên đưa con tới nha sĩ để nhổ răng. Việc này không chỉ giúp trẻ bớt đau đớn do răng hỏng mà còn giúp răng vĩnh viễn mọc lên tốt hơn.
Răng cửa bị vỡ do tai nạn, va đập. Nếu răng cửa sứt nhẹ, vỡ ít thì có thể hàn trám hoặc bọc sứ được. Nhưng nhiều trường hợp, răng cửa bị gãy chỉ còn chân răng cắm sâu trong lợi thì cần phải nhổ nốt chân răng đi. Do cấu trúc răng đã không còn được như ban đầu, phần chân răng còn lại có thể bị hoại tử và gây nhiễm trùng.
Các bệnh lý khó chữa: Viêm nha chu, viêm chân răng, sâu răng cấp độ nặng, viêm tủy lâu năm,… Nếu răng cửa gặp phải các bệnh này thì khả năng sẽ phải nhổ đi. Tuy có cách để điều trị nhưng cũng sẽ không được lâu dài. Cuối cùng, bạn vẫn phải nhổ bỏ chiếc răng đó.
Những lưu ý khi tiến hành nhổ răng cửa
Trong trường hợp bắt buộc phải nhổ răng cửa, để đảm bảo không có bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào xảy ra. Các chuyên gia thường khuyến cáo người bệnh nên đặc biệt quan tâm đến việc lựa chọn cơ sở nha khoa nhổ răng uy tín. Đồng thời, bạn cũng nên chuẩn bị tốt tâm lý trước khi nhổ răng cửa.
Bạn nên dành chút thời gian đến thăm khám trực tiếp, kiểm tra chất lượng dịch vụ và căn cứ vào những tiêu chí sau đây để đưa ra lựa chọn cuối cùng:
- Một địa chỉ nha khoa nhổ răng cửa tốt phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về công nghệ. Các loại máy móc, thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất tốt để giúp ca nhổ răng diễn ra thuận lợi, không lây nhiễm và đảm bảo an toàn.
- Địa chỉ nha khoa uy tín phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình nhổ răng an toàn cho khách hàng. Từ việc thăm khám, kiểm tra tình trạng răng miệng đến quá trình trong và sau khi nhổ. Có như vậy mới tránh được những sai sót hay biến chứng trong khi nhổ răng.
- Ngoài ra, nha khoa nhổ răng tốt còn phải đáp ứng yếu tố vô trùng, hệ thống cơ sợ vật chất, phòng khám sạch sẽ, khang trang, chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp….
Nha khoa quốc tế Phú Hòa là một trong số ít những nha khoa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như vậy.
Sau khi nhổ răng cửa – nhất thiết phải trồng lại răng mới
Vì răng cửa là răng có vai trò quan trọng nên việc trồng lại răng là điều nên làm. Thậm chí là bắt buộc phải làm nếu không muốn các biến chứng có thể xảy ra do mất răng cửa.
Phương pháp trồng lại răng hiện đại và được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay là trồng răng Implant. Nó sử dụng một trụ kim loại gắn sâu vào xương hàm để thay thế cho chân răng. Và được chụp bởi một mão sứ giống hệt răng thật.
Sau khi nhổ răng cửa, bạn cần phải đợi khoảng 6 tháng để cho vết nhổ phục hồi hoàn toàn. Sau đó mới có thể tiến hành trồng răng mới. Quá trình trồng răng sẽ không đau do bạn được tiêm thuốc tê. Sau khi thuốc tê hết tác dụng bạn có thể thấy hơi đau nhức. Nhưng bạn có thể uống thuốc giảm đau, kháng sinh để làm giảm cơn đau.
Ngoài phương pháp trồng răng Implant, bạn có thể sử dụng phương pháp cầu răng sứ. Giả sử nếu bạn mất 1 chiếc răng cửa. Hai chiếc răng ở hai bên răng cửa bị mất sẽ được mài thành trụ tròn. Mão răng sứ sẽ được chế tác thành một khối 3 răng dính liền nhau. Sau đó được chụp vào hai chiếc trụ răng đã mài trước đó. Răng cửa bị mất sẽ được chụp bởi mão răng ở giữa.
Phương pháp này bạn sẽ không cần cắm trụ vào xương. Vì vậy mà sẽ ít đau đớn hơn. Nhưng quá trình chế tác răng cần phải công phu, tỉ mỉ để cho ra được kết quả tốt nhất. Răng không bị lệch màu so với các răng còn lại.