10 thì hết 9 người băn khoăn răng sâu có con sâu không

Răng sâu có con sâu không là vấn đề mà 10 thì có đến 9 người băn khoăn. Trong dân gian hay truyền miệng về con sâu răng có trong răng sâu. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề trong bài viết sau.

Răng sâu có con sâu không?

Theo khoa học thì sâu răng do một loại vi khuẩn có tên là Streptococcus mutans. Vi khuẩn này hoạt động liên tục tấn công bề mặt răng, men răng, tủy răng, chân răng. Nếu không được điều trị kịp thời.

Nếu việc vệ sinh không thường xuyên hay không đúng cách, các mảng thức ăn vẫn bám trên răng. Sau khi thức ăn đọng lại trên răng quá 12 tiếng đồng hồ rồi sau đó chúng kết hợp với carbonhydrate để tạo thành axit. Đây là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động và tạo ra lỗ thủng trên răng.

Răng sâu có con sâu không

Do đó, với câu hỏi răng sâu có con sâu không thì chúng tôi nhận định rằng: Răng sâu  không có sự tồn tại của con sâu. Mà thực tế đây chỉ là tổ hợp của rất nhiều nguyên nhân diễn ra âm thầm trong thời gian dài và gây nên sâu răng.

Cách điều trị sâu răng phổ biến

Tùy vào tình trạng sâu của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất để ngăn chặn sâu răng và khôi phục chức năng của răng.

Đối với các trường hợp răng sâu mới chớm, bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florine trám vào nơi răng bị sâu. Đây là biện pháp làm cho các đốm đen tại răng ngừng phát triển.

Trám răng

Bác sỹ sẽ sử dụng cho người bệnh có răng sâu nhẹ, lỗ nhỏ và răng vẫn còn chắc. Trám răng sâu được sử dụng nhiều bởi công thao tác kỹ thuật khá giản đơn. Bác sỹ chỉ cần sử dụng vật liệu trám như amalgam, composite, GIC,… vít nên các vết đốm đen của răng bị sâu.

Trám răng

Bọc răng sứ

Với phương pháp này, sẽ áp dụng cho các trường hợp sâu răng nặng hay có vết nứt vỡ… Lúc này, bác sỹ sẽ mài răng sau đó bọc răng sứ. Răng sứ đóng vai trò là một chiếc răng giả, bao phủ toàn bộ và thực hiện chức năng của thân răng. Răng sứ có độ bền cao, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt, không gây kích ứng cho cơ thể

Nhổ răng

Răng sâu quá nặng gây nghiêm trọng đến tủy răng và chân răng. Lúc này bác sỹ sẽ bắt buộc nhổ đi chiếc răng sâu. Phương pháp này nhằm loại bỏ chiếc răng sâu nhằm tránh tình trạng lây lan sang răng khác.

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà để tránh sâu răng

Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ để tránh hình thành và phát triển vi khuẩn sâu răng. Nên sử dụng các loại kem đánh răng có chứa Fluor để làm răng chắc khỏe. Và ngăn chặn sự hình thành các axit có hại cho răng. Sử dụng mặt chải lưỡi để làm sạch các mảng bám, chất nhầy trên lưỡi. Và đặc biệt là chúng ta nên vệ sinh sau khi ăn uống để đánh tan các mảng bám thức ăn bám vào bề mặt răng. Súc miệng bằng nước súc miệng diệt khuẩn hàng ngày.

Hạn chế việc ăn đường và đồ ăn ngọt

Hạn chế sử dụng đường và đồ ngọt để vi khuẩn không có cơ hội tấn công. Từ bỏ các loại chất kích thích như cà phê, bia, rượu, … làm tăng nguy cơ sâu và hỏng răng. Các vi khuẩn gây sâu răng ăn đường hay tinh bột trong miệng của bạn. Trong quá trình ăn, vi khuẩn tạo ra axit trong miệng bạn. Axit này sẽ ăn vào lớp men bảo vệ răng của bạn và bắt đầu tạo ra những lỗ mòn trên răng. Đó chính là sự hình thành sâu răng. Một khi răng bị ăn mòn thì không thể khôi phục cấu trúc của răng.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, sử dụng nhiều loại nước ép hoa quả. Riêng đối với các loại có vị chua như cam, quýt thì nên dùng ống hút để tránh tiếp xúc vì chúng có tính axit sẽ làm mỏng men răng.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Đi khám răng miệng theo định kỳ

Để phát hiện và được điều trị kịp thời thì bạn nên tới bác sỹ khám răng miệng định kỳ 6 tháng/1 lần. Điều này cực kỳ hữu ích giúp bạn luôn có hàm răng chắc khỏe.

Sâu răng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi vì thế các bạn không nên chủ quan. Bạn sẽ cần có một chế độ ăn uống hợp lý, cách vệ sinh răng miệng đúng cách và tái khám định kỳ.

Với những chia sẻ trên của Nha khoa Phú Hòa về vấn đề răng sâu có con sâu không, cách điều trị và hướng dẫn chăm sóc răng miệng về răng sâu. Chúng tôi hy vọng các bạn đã biết cách chăm sóc hàm răng của mình. Hay nếu bạn đang có vấn đề răng miệng, hãy liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn và lựa chọn phương pháp hợp lý.

Comments

comments