Cuộc sống thường ngày, chúng ta thường có những thói quen khiến răng miệng bị hư hại mà không nhận ra, chỉ khi răng bạn không chị được những tổn thương đó, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì lúc ấy, bạn mới lo lắng và đi gặp bác sĩ nha khoa. Dưới đây là những thói quen gây ảnh hưởng đến răng miện bạn nên biết để tránh xa nhé!
Nhai đã lạnh cực lạnh
Có phải bạn hay ăn và nhai đá lạnh, đây có lẽ là một thói quen được nhiều người yêu thích nhưng việc này đang khiến răng của bạn bị hủy hoại một cách nghiêm trọng. Độ cứng của đá và nhiệt độ lạnh của những viên đá này khiến bạn dùng sức để cắn và lâu ngày sẽ làm răng dễ bị nứt và gãy.
Uông rượu bia quá nhiều
Một thói quen nguy hại khác khá phổ biến, gây hại cho răng miệng là khi đi uống bia, nam giới hay dùng răng để mở nắp chai hay dùng răng để cắn dây mác của đồ mới, nhiều người còn có thói quen cắn bút hay ống hút. Thói quen này có thể khiến răng của bạn bị tổn thương, đồng thời, làm cùng bên trong miệng bị bị hư hại dẫn đến lệch hàm và đau hàm.
Việc uống nước đóng chai cũng khiến răng bạn bị yếu đi. Trên thực tế, các loại nước uống đóng chai đều đã được lọc rất kỹ nên các khoáng chất trong đó, thường không tốt cho răng. Các loại nước này đều không có flour hoặc chứa ít, không đủ để bảo vệ răng miệng. Trong khi Flourua là chất đặc biệt cần thiết và quan trọng để bảo vệ răng khỏi sâu răng và tăng cường tái khoáng hóa.
Dùng nhiều thực phẩm tinh bột
Tinh bột trong bánh mì, mì ống và bánh quy sẽ chuyển hóa thành đường, từ đó, kích thích các loại vi khuẩn có hại trong miệng phát triển và gây sâu răng. Ngoài ra, các loại nước dùng cho người chơi thể thao cũng có chất làm hỏng men răng của bạn. Bởi, phần lớn chúng đều có tính axit, đường và các chất phụ gia có thể làm suy yếu men răng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có cơ hội bám vào và phát triển.
Đánh răng không đúng lúc
Việc đánh răng không đúng lúc cũng có thể làm suy yếu men răng. Một số người có thói quen đánh răng nhiều lần trong ngày chẳng hạn như khi vừa uống nước ngọt xong, nước trái cây, soda… mà không biết, thời điểm đánh răng này sẽ gây hại cho hàm răng.
Sau khi bạn dùng các thức uống có nồng độ axit cao như: rượu, cà phê, soda, trái cây họ cam quýt, nước ép trái cây…, lớp men răng sẽ tạm thời bị yếu đi. Nếu bạn dùng bàn chải để đánh răng lúc này sẽ làm lớp men răng bị hư hại. Cho nên, hãy chờ 45 phút sau khi ăn rồi mới đánh răng để nước bọt làm loãng nồng độ axit để không gây hại cho răng miệng nhé.
Bỏ qua thói quen đánh răng buổi tối cũng là có thể khiến mảng bám vào răng và làm cho răng bị vôi hóa và dễ gây sâu răng. Ngoài ra, việc đánh răng mạnh và quá kỹ cũng khiến cho răng miệng của bạn bị kích ứng và trở nên nhạy cảm với nhiệt độ và làm mòn men răng.
Các thói quen gây lệch lạc răng hàm ở trẻ nhỏ
– Mút ngón tay và mút núm vú: Đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, nếu thói quen diễn ra trong thời kì mọc răng sữa và tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng răng mọc lệch, không thẳng hàng, răng có thể bị xô lệch về phía trước khiến răng trẻ bị hô, làm sai khớp răng và gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt của trẻ.
– Thở bằng miệng: Nó làm cho niêm mạc miệng bị khô, đôi khi làm lệch răng và hàm, nếu lâu ngày có thể làm răng bị sâu và nhiễm trùng đường hô hấp.
– Tật đưa lưỡi: Nếu lưỡi đẩy về phía trước sẽ khiến răng cửa cũng bị nhô về phía trước làm răng bị hô, mọc lệch, hai hàm không khít nhau ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
– Cắn móng tay, nghiến răng, cắn những vật cứng: Những tật xấu này sẽ dễ làm mòn men răng, răng bị sứt mẻ, rạn nứt hoặc thậm chí là răng bị chết tủy, ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm…
– Thường xuyên chống cằm: Tình trạng này kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây ra xô lệch hàm, khiến hai bên hàm không cân xứng nhau.
– Nằm nghiêng một bên: Nếu không nằm nghiêng đều hai phía, răng của trẻ rất dễ bị lệch, gây ra hiện tượng méo mặt.
– Dùng vật nhọn xỉa răng: Những vật cứng, nhọn có thể chạm vào nướu gây chảy máu, tụt nướu hoặc làm hở các kẽ răng, răng bị thưa.
4 cách khắc phục các tật xấu về răng của trẻ
1. Khắc phục thói quen thở bằng miệng.
Nguyên nhân khiến trẻ hay thở bằng miệng là do trẻ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, làm tắc nghẹt mũi. Do đó, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng chữa khỏi các căn bạnh về đường hô hấp để trẻ thở bằng mũi bình thường. Đối với những trẻ ở độ tuổi từ 3 – 7 có thể hướng dẫn trẻ thở bằng mũi hoặc cùng tham gia với trẻ những bài tập thở, các môn thể thao giúp kiểm soát hơi thở như: yoga, thái cực quyền. Ngoài ra có một số dụng cụ sẽ hỗ trợ cho trẻ đóng kín miệng khi thở: khí cụ chặn môi.
2. Khắc phục thói quen mút tay.
Đây là một thói quen khá phổ biến ở trẻ nhỏ, trẻ mút tay để cảm nhận sự thích thú, cảm giác được an toàn và rất ấm áp. Nhưng thói quen này sẽ mất dần khi trẻ lớn lên. Nhưng nếu như tật xấu này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến hàm răng của trẻ. Do đó, cha mẹ cần phải có giải pháp để giúp trẻ nhanh chóng loại bỏ được tật xấu này, bằng cách:
– Bôi chất có mùi hoặc vị khó chịu vào ngón tay đó của trẻ.
– Dán băng dính không thấm nước vào ngón tay đó của trẻ.
– Đeo bao tay chuyên dụng.
Khi những phương pháp trên đều không có hiệu quả, bạn nên lắp vào cung hàm của trẻ một khí cụ gắn vào hàm răng. Chú ý là không gây tổn thương mà chỉ làm cho trẻ cảm thấy khó chịu khi mút tay nhé.
3. Khắc phục thói quen mút môi.
Trẻ hay mút môi thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
– Trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng đặc biệt về cảm xúc, mút là là cách để làm giảm cảm xúc đó. Lúc này, bố mẹ nên nói chuyện và quan tâm đến trẻ nhiều hơn để tìm ra được nguyên nhân.
– Do đáp ứng của môi với hiện tượng bất hài hòa của xương hàm trên và hàm dưới.
4. Khắc phục thói quen đẩy lưỡi.
Khi trẻ có tật xấu này, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ đặt lưỡi ở đúng vị trí. Hãy sử dụng khí cụ chặn lưỡi chuyên dụng để hỗ trợ việc điều trị thói quen xấu này cho trẻ.
Để tránh những hậu quả không mong muốn sau này cho trẻ. Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ từ khi bé được 6 tháng tuổi để phát hiện và điều trị kịp thời những thói quen xấu nhé.