Vì sao cần bọc răng sứ cả hàm?
– Mang lại thẩm mỹ cho răng: Đây là ưu điểm tuyệt vời mà bọc răng sứ mang lại. Nó che đi khuyết điểm của răng như răng lệch lạc nhẹ, răng sứt mẻ, cải thiện tình trạng răng do răng bị nhiễm Tetracycline hoặc ố vàng, sậm màu nặng không thể sử dụng phương pháp tẩy trắng răng. Răng toàn sứ có độ thẩm mỹ cao nhất, tự nhiên và bền nhất.
– Hạn chế các bệnh lý cho răng: Theo thời gian, răng sẽ bị bào mòn, còn khi bọc răng sứ sẽ tạo một lớp bảo vệ răng thật ở bên ngoài, tránh mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, mòn răng, sứt mẻ, hạn chế ê buốt răng…, và giúp tăng cường sự chắc khỏe cho răng.
– Giúp hàm răng trở nên đều đặn hơn: Khi hàm răng mọc không đều, lệch lạc nhẹ thì ta không cần dùng đến phương pháp chỉnh nha, vì nó cần tốn thời gian hơn. Còn nếu muốn tiết kiệm thời gian, ta dùng kĩ thuật bọc răng sứ giúp chỉnh lại hàm răng, làm cho hàng răng thẳng và đều đặn, trắng sáng.
– Răng sứ gần giống với răng thật: Răng toàn sứ có màu sắc tự nhiên, giống với màu của răng thật, ngoài ra, nó còn có độ chịu lực, đàn hồi, khả năng cảm biến thức ăn tốt, không hề thua kém răng thật.
Các loại răng sứ dùng để bọc cả hàm
Bọc răng sứ thường kim loại
Ưu điểm:
– Giá thành thấp, tiết kiệm khi bọc cả hàm
Nhược điểm:
– Có thể bị xám cổ răng mất thẩm mỹ.
– Có thể gây dị ứng với 1 số răng nhạy cảm.
– Có nguy cơ bị sứt mẻ ghi cắn đồ vật cứng
Bọc răng sứ titan
Ưu điểm:
– Tuổi thọ cao, không gây dị ứng
– Tình thẩm mỹ tốt, không bị xám, thâm đen viền nướu
Nhược điểm:
– Khi ăn đồ ăn nóng lạnh có thể gây kích ứng
Bọc răng toàn sứ
Ưu điểm:
– Màu sắc đẹp tự nhiên, tính thẩm mỹ cao
– Chính xác phù hợp với từn kích thước răng
– Chịu lực tốt, thoải mái ăn uống
Nhược điểm:
– Chi phí thực hiện bọc răng sứ cả hàm sẽ khá cao
Bọc răng sứ có cần lấy tủy không
Để biết có cần lấy tủy khi bọc răng sứ hay không bạn cần hiểu răng được nuôi dưỡng bởi tủy. Hay nói cách khác tủy là nguồn sống của răng, nó chứa đựng các dây thần kinh cảm giác và các mạch máu. Bởi vậy, khi răng bị lấy tủy sẽ đồng nghĩa với việc răng bị mất đi nguồn sống, răng sẽ yếu dần đi và dễ bị rụng bởi các tác động từ bên ngoài. Trong hoàn cảnh này bác sĩ sẽ khuyên bạn bọc răng sứ cho răng bị mất tủy, đây là phương pháp giúp bảo vệ chiếc răng đã lấy tủy, giúp tăng tuổi thọ cho răng.
Như vậy, không phải cứ đi bọc răng sứ là phải lấy tủy. Việc lấy tủy chỉ là bắt buộc đối với một số trường hợp như khi răng bị tổn thương nặng, tủy đã viêm hay bị nhiễm trùng, tủy chết… Việc bảo toàn mô răng luôn được ưu tiên hàng đầu đối với bất kỳ hành động nào liên quan tới răng.
Để biết chính xác tình trạng răng hiện tại có cần lấy tủy hay không thì răng cần được khám bởi bác sĩ có tay nghề cao và kinh nghiệm dày dặn. Bởi vậy, chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu kỹ phòng khám uy tín trước khi đi làm răng để hạn chế nhất việc lấy tủy răng.
Bọc răng sứ có bị hôi miệng không
Có rất nhiều người hỏi bọc răng sứ liệu có là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng hay không. Một số thì bị hôi miệng sau khi đi bọc răng sứ về và nghĩ rằng cứ đi bọc răng sứ là sẽ bị hôi miệng. Vậy có thực sự bọc răng sứ làm miệng bị hôi?
Miệng hôi sau khi bọc răng sứ hầu hết do hai trường hợp sau:
– Kỹ thuật phuc hình không đảm bảo: Khi này, chụp sứ có thể bị hở, thức ăn có thể dễ dàng dắt vào bên trong làm hỏng cùi răng thật bên trong đồng thời gây ra bệnh hôi miệng do vi khuẩn sinh sôi lâu ngày trên các mảng thức ăn không được làm sạch.
– Chất lượng răng sứ: thông thường, khi sử dụng chụp răng bằng nhựa hoặc răng sứ sườn kim loại sẽ gây ra kích ứng cho cả răng thật và nướu , sau đó, dưới tác động của thực phẩm, nước bọt, và các loại vi khuẩn có trong miệng sẽ làm cho sườn kim loại bị biến chất gây nên mùi khó chịu cho răng miệng
Như vậy, nguyên nhân miệng bị hôi sau khi bọc răng sứ hoàn toàn không phải vì kỹ thuật này mà do tay nghề của bác sĩ và vật liệu mà bệnh nhân lựa chọn. Bởi vậy, khi quyết định đi bọc sứ cho răng các bạn nên tìm phòng khám nha khoa uy tín và chuyên sâu về răng sứ thẩm mỹ đặc biệt có thể sử dụng công nghệ hiện đại tiên tiến. Thêm nữa, bạn cũng nên chọn vật liệu tốt để bọc sứ, vật liệu tốt tuy giá thành cao hơn nhưng nó lại có tuổi thọ và độ an toàn cao. Thay vì dùng hàng rẻ rồi cứ phải lui tới phòng khám suốt để khắc phục biến chứng thì bạn chỉ cần phải trả tiền một lần và chẳng lo nghĩ gì nữa.
Bọc răng sứ có tháo ra được không
Bọc răng sứ là phương pháp giúp bảo vệ răng khỏi mọi tác động xấu đồng thời làm đẹp nụ cười của bạn nhanh chóng và an toàn. Trong quá trình bọc răng sứ bác sĩ sẽ lắp mão răng sứ vào cùi răng xứ bằng một loại xi măng chuyên dùng trong nha khoa. Mối gắn kết này vô cùng chắc chắn nhằm đảm bảo mão răng cố định chắc chắn trên cùi răng, giúp cho việc cắn nhai được dễ dàng và thoải mái mà không lo mão lung lay hay bật ra ngoài.
Tuy nhiên, sau một thời gian tùy vào phương pháp bọc răng mà bạn lựa chọn có thể là 10, 20 năm hoặc lâu hơn thế nữa bạn cần tháo răng sứ ra để làm lại. Lúc này bác sĩ sẽ có biện pháp chuyên biệt để tách mão răng ra khỏi cùi răng một cách an toàn và nhẹ nhàng. Như vậy, bọc răng sứ hoàn toàn có thể tháo ra được tuy nhiên bạn không được cố gắng tự tháo ra tại nhà mà cần tới trung tâm nha khoa nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ.
Việc tháo và thay mão răng nghe có vẻ đơn giản nhưng nếu tay nghề của bác sĩ không tốt sẽ rất dễ ảnh hưởng tới cùi răng gốc. Bởi vậy, trước khi đi tháo bọc răng sứ bạn cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn một trung tâm nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm.
Bọc răng sứ cho răng hàm áp dụng cho trường hợp nào?
Răng hàm bị ăn mòn, lỗ sâu quá lớn trên mặt nhai.
Răng bị sâu và đã từng trám nhưng miếng trám bong tróc, phần mô răng còn rất ít không đủ để tiếp tục trám.
Răng hàm đã lấy tủy, những trường hợp như vậy nên bọc sứ để kéo dài tuổi thọ của răng.
Răng bị mòn cổ răng khiến bạn ăn uống khó khăn và cũng như mất thẩm mỹ.
Bọc răng sứ có ảnh hưởng khả năng ăn nhai?
Hỏi: Bọc răng sứ ảnh hưởng khả năng nhai không, thưa bác sĩ? Tôi muốn bọc răng sứ cho đẹp hơn nhưng nhiều người nói làm xong sẽ dễ bị ê buốt, phải kiêng kị nhiều, không ăn được đồ quá cứng, quá nóng, quá lạnh…?
(H.T.A, 34 tuổi, Quảng Bình)
Nếu bạn có thắc mắc tương tự về thẩm mỹ răng hoặc sức khỏe răng miệng, gửi câu hỏi đến các bác sĩ tại đây
Trả lời:
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Nha khoa Quốc tế Việt Đức.
Bọc răng sứ là một thủ thuật thẩm mỹ răng thường gặp giúp khắc phục các khiếm khuyết về màu răng, cấu trúc răng, đồng thời bảo vệ các thân răng dễ bị tổn thương (răng nhiễm Tetracycline, răng đã điều trị tủy…). Khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ phải mài một phần răng của bệnh nhân, tạo thành trụ để gắn mão răng sứ lên. Quá trình này bác sĩ cần phải có tay nghề rất cao để cầu răng chụp kín trụ răng thật, nếu không sẽ có khe hở cho không khí lọt vào, gây ê buốt trong quá trình ăn nhai.
Tuy nhiên, bọc răng sứ không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của bệnh nhân. Bạn hoàn toàn có thể ăn nhai bình thường sau khi làm răng sứ thẩm mỹ nếu:
Lựa chọn răng toàn sứ: chỉ mài răng rất ít (0.5 – 1.5 mm), giảm nguy cơ gây ê buốt răng.
Lựa chọn bọc răng sứ thẩm mỹ: chỉ bọc các răng trên cung cười (các răng cửa lộ ra khi cười), không bọc các răng cối (dùng để nhai và nghiến thức ăn).
Tại sao cần bọc răng sứ cho răng chết tủy?
Hỏi: Chào Nha khoa Quốc tế Việt Đức. Cách đây mấy hôm em có đi điều trị răng sâu, bây giờ em đang đặt thuốc diệt tủy. Răng không đau dữ dội nữa nhưng em nghe nói răng đã diệt tủy sẽ chết và rất nhanh rụng, có đúng như vậy không thưa bác sĩ? Có phương án nào để giữ răng không ạ?
(Nữ, 16 tuổi, học sinh)
Trả lời:
Chào bạn. Đúng là sau khi diệt tủy, răng sẽ yếu đi khá nhiều, dễ gãy và mủn dần. Đó là bởi vì tủy răng là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho răng, sau khi diệt tủy răng không còn được cấp dinh dưỡng sẽ chuyển dần sang màu xanh, cuối cùng mủn dần và gãy khi gặp tác động của ngoại lực. Quá trình này có thể kéo dài trong vòng 10 – 12 tháng.
Để bảo vệ răng sau khi đã diệt tủy, bạn cần tiến hành bọc răng sứ, chụp lên trục răng thật đã được mài bớt. Mão răng sứ sẽ giúp bảo vệ răng thật khỏi vi khuẩn và acid từ thức ăn tấn công, đồng thời gia cố mặt nhai của răng, giảm các tác động của ngoại lực khi cần thiết.
Khi nào nên tiến hành bọc sứ?
Sau khi diệt tủy và tiến hành hàn răng xong xuôi, bác sĩ kiểm tra không có hiện tượng nhiễm khuẩn, mối hàn bít kín không gây ê buốt hay ảnh hưởng đến lực nhai… Bạn có thể tiến hành bọc răng sứ ngay để duy trì khả năng ăn nhai và ngăn ngừa các hiện tượng mòn răng,sâu răng hoặc các chấn thương đối với răng thật.
Trong trường hợp bạn là người bận rộn, không có nhiều thời gian đến nha sĩ cũng vẫn nên thu xếp bọc răng sứ trong vòng 6 tháng kể từ thời điểm kết thúc điều trị diệt tủy và hàn răng. Qua thời điểm này, răng bắt đầu chuyển dần sang màu xanh, dần trở nên giòn và dễ gãy. Lúc đó có tiến hành bọc răng sứ cũng rất khó mà phục hồi được. Trong thời gian chờ đợi tiến hành điều trị, bạn nên cố gắng giữ vệ sinh răng thật tốt, hạn chế các loại đồ ăn nhiều acid và đường, thường xuyên súc miệng sau khi ăn và đánh răng 2 lần/ngày để bảo vệ và tăng tuổi thọ của răng.