Trẻ sơ sinh mọc răng – Cẩm Nang Cho Bà Mẹ Trẻ
Như mọi người vẫn biết, răng ở trẻ sơ sinh được mọc khi trẻ ra đời được khoảng 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, có khá nhiều những thắc mắc của các bà mẹ trẻ xung quanh vấn đề này. Dưới đây là tổng hợp TOP 11 những câu hỏi thường gặp nhất về mọc răng trẻ sơ sinh của các ông bố bà mẹ trẻ:
- Hiện tượng trẻ mọc răng sơ sinh ngay trong bụng mẹ là gì?
- Trẻ sơ sinh mọc răng nanh quấy khóc biếng ăn phải làm sao?
- Trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng là tốt?
- Sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh nên xử lý thế nào?
- Hiện tượng mọc răng ở trẻ sơ sinh là gì?
- Triệu chứng mọc răng ở trẻ sơ sinh biểu hiện thế nào?
- Quá trình mọc răng của trẻ sơ sinh trải qua những giai đoạn nào?
- Trẻ sơ sinh mọc răng khi nào?
- Trẻ sơ sinh mọc răng nào trước? Thứ tự mọc răng ở trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng?
- Trẻ sơ sinh bao lâu thì mọc răng có sao không?
- Dấu hiệu trẻ sơ sinh mọc răng dễ nhận biết nhất là gì?
Câu hỏi 1: Hiện tượng trẻ mọc răng sơ sinh trong bụng mẹ
Răng sơ sinh là những răng đã có ngay sau khi trẻ chào đời hay trong một vài tháng đầu khi sinh. Tỷ lệ răng sơ sinh ở trẻ em thường ở vào khoảng 1:700 đến 1:30 000.
Do sự biến động rất lớn này nên có thể nói răng sơ sinh là một hiện tượng khó dự đoán. Răng sơ sinh thường hay gặp nhất là răng cửa dưới. Chúng có thể là răng thừa hoặc răng sữa.
Nguyên nhân gây ra răng sơ sinh:
Nhiều người cho rằng hiện tượng này chỉ do yếu tố di truyền. Bởi vì trẻ sơ sinh vừa mới sinh ra rất ít bị các tác động từ bên ngoài. Một bằng chứng cho giả thuyết này chính là việc có đến 9% người da đỏ Tlinget ở vùng Alaska mọc răng sơ sinh (một tỷ lệ lớn hơn 1:700 rất nhiều).
Ngoài ra, theo lý giải một cách khoa học, yếu tố môi trường đặc biệt là nồng độ polychlorinated biphenyl (PCB). Chính chất này đã làm tăng tỷ lệ răng sơ sinh lên rất nhiều.
Một số nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ này với một số bệnh, hội chứng khác như:
- Hội chứng Ellis-van Creveld (loạn sản ngoại bì)
- Loạn dưỡng móng tay
- Hội chứng Jadassohn-Lewandowsky
- Hội chứng Hallermann-Streiff tăng nhiễm sắc tố.
Do vậy, việc trẻ mọc răng sơ sinh cũng có thể là biểu hiện của một căn bệnh nào đó. Các bậc phụ huynh cần đưa con đến các cơ sở y tế có uy tín để được thăm khám và điều trị nếu cần.
Tham khảo chương trình thăm khám răng miễn phí cho trẻ em tại nha khoa quốc tế Việt Đức
Mọc răng sơ sinh có phải do di truyền hay không?
Theo các kết quả nghiên cứu và khảo sát khoa học, các nhà khoa học gần như không xác định được mối liên kết giữa yếu tố gen và việc mọc răng sơ sinh.
Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do ngay từ trong bụng mẹ, mầm răng đã được đặt sai vào cao hơn vị trí bình thường của nó nên chúng cũng nhú ra sớm hơn.
Men răng của răng sơ sinh được kiểm tra là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, do mọc sớm, răng chưa được vôi hóa một cách hoàn toàn nên dễ bị gây tổn thương hay mài mòn hơn. Do đó, răng có thể đổi màu sang màu vàng, nâu một cách nhanh chóng và men răng cũng bị phá hủy phần lớn. Răng cũng thường xuyên bị lung lay bởi vì sự thay đổi mộ ở lớp cement và lớp ngày cổ. Sự thoái hóa lớp vẻ Hertwig làm quá trình tạo chân răng vững chắc bị ngừng lại.
Tóm lại, răng sơ sinh có thể hoàn toàn bình thường nhưng cũng có thể dễ bị bào mòn và lung lay gây ra hiện tượng niêm mạc lở loét . Điều này làm các bà mẹ có thể cảm thấy khó chịu khi cho trẻ bú.
Như vậy, câu hỏi quan trọng đặt ra là
Có cần điều trị răng mọc sớm ở trẻ sơ sinh hay không?
Đây là câu hỏi khó với bất kỳ trường hợp nào nếu như chưa được thăm khám cẩn thận. Răng sơ sinh là hiện tượng hiếm gặp. Do đó cần được thăm khám bởi bác sĩ có chuyên môn.
Thường thì việc đầu tiên bác sĩ sẽ làm là chụp phim để xác định chính xác đó là răng thừa hay răng sữa. Các răng này chỉ nên bị nhổ trong những trường hợp lung lay quá nhiều. Nguy cơ có thể rơi vào phổi hay phế quản hoặc gây loét vùng dưới lưỡi và môi.
Nếu con bạn gặp phải hiện tượng trên hãy liên hệ ngay với Nha khoa Quốc tế Việt Đức để nhận được sự tư vấn hợp lý nhất.
Trẻ mọc răng hàm sữa
Răng hàm sữa chỉ có 2 răng ở mỗi bên hàm của trẻ. Tức là chỉ có răng cối lớn thứ nhất và thứ hai ở mỗi bên hàm răng. Như vậy, răng hàm sữa của trẻ chỉ có 8 chiếc. Những chiếc này mọc không tuần tự mà mọc cách nhau bởi các nhóm răng trước. Thời điểm rụng răng cũng khác nên các mẹ thường hay lúng túng trong việc theo dõi lịch mọc răng của trẻ.
Chiếc răng hàm sữa đầu tiên mọc khi trẻ được khoảng 13 – 19 tháng (hàm trên) và 14 – 18 tháng tuổi (hàm dưới). Chiếc răng hàm sữa thứ hai mọc khi trẻ khoảng 25 – 33 tháng tuổi (hàm trên) và 23 – 31 tháng tuổi (hàm dưới). Những chiếc răng này sẽ được thay thế bởi những chiếc răng vĩnh viễn khác như bạn cũng nên hướng dẫn trẻ cách chắm sóc răng một cách hiệu quả nhất. Bởi vì răng hàm sữa sẽ gắn bó với bé tới khoảng hơn 9 năm đầu đời. Nếu giai đoạn này, hệ răng của bé tốt thì có thể cũng phát triển tốt.
Tuy nhiên, vấn đề nan giải đó là, trẻ mọc răng hàm sữa sẽ phải chịu nhiều đau đớn, khó chịu, gây sốt nhẹ… Cho nên, chúng ta cần có những kiến thức đầy đủ trong việc chăm sóc trẻ trong giai đoạn này thật tốt.
Trẻ mọc răng hàm vĩnh viễn
Răng hàm là răng ăn nhai quan trọng thực hiện chức năng của khoang miệng nên cần được bảo vệ ngay từ đầu, đặc biệt, khi thay răng, trẻ có thể không phải chịu nhiều đau đớn nữa nhưng sẽ phát sinh những vấn đề khác.
– Thứ nhất đó là khi trẻ mọc răng hàm vĩnh viễn ở răng hàm số 6. Chiếc răng này mọc rất sớm, khi trẻ mới 6 – 7 tuổi. Khi đó trẻ vẫn chưa thay răng sữa nên nhiều phụ huynh tưởng đó là răng sữa được thay thế. Do đó, thường có 2 hướng có thể xảy ra với chiếc răng hàm 6 là nhanh chóng bị sâu, răng mọc chen chúc, lệch ra khỏi hàm mà không được nắn chỉnh sớm dẫn đến lệch răng vĩnh viễn. Cho nên, ngay từ khi trẻ lên 5 tuổi, bạn hãy để ý chiếc răng hàm số 6 này. Để giúp bé giữ gìn thật tốt, nếu nó bị lệch thì hãy đến các phòng khám nha khoa uy tín để được tư vấn nắn chỉnh răng.
– Thứ 2 là trình tự thay răng của trẻ: bạn nên nắm được lịch trình thay răng của trẻ để biết răng nào đang thay đúng, răng nào không được thay. Vì nếu răng sữa không rụng đúng lịch và răng sữa không mọc đúng thời điểm sẽ gây lệch lạc răng về sau.
– Thứ 3 là sự bất thường trong thế răng và vị trí của răng. Răng hàm vốn có kích cỡ lớn nhưng lại mọc muộn nên rất dễ bị thiếu chỗ dẫn đến xô lệch. Răng hàm xô lệch là nguyên nhân dẫn đến sâu răng cao về sau.
Bởi vậy, điều quan trọng nhất sau khi trẻ mọc là bạn phải để ý răng nào mọc trước, răng nào mọc sau, theo dõi thật kỹ, để phát hiện những bất thường và khắc phục ngay.
6 dấu hiệu nhận biết trẻ đang sốt mọc răng
1. Nướu của trẻ bị sưng đỏ khi sốt mọc răng
Nướu của trẻ bị sưng tấy và đỏ lên, thậm chí là có tình trạng bị viêm loét trước khi răng nhú lên khỏi nướu trong khoảng 3 – 5 ngày. Quá trình để răng mọc được thì nướu phải nứt ra, làm cho trẻ bị đau đớn và dễ dẫn đến nhiễm trùng vùng răng miệng.
2. Trẻ sốt mọc răng chỉ diễn ra trong vòng khoảng vài ngày
Khi mọc răng, trẻ sẽ có những rối loạn nhỏ trong cơ thể. Tình trạng nướu bị nứt ra sẽ khiến trẻ đau đớn, bứt rứt, khó chịu và nó sẽ kéo dài trong vòng 3 – 5 ngày cho đến khi chiếc răng mọc lên.
3. Trẻ sẽ bị chảy dãi nhiều khi bị sốt mọc răng
Đây là một dấu hiệu rất bình thường của trẻ, các bậc phụ huynh nên chú ý kỹ càng đến trẻ.
4. Trẻ dễ bị kích động khi sốt mọc răng
Khi mọc răng, trẻ sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, lười ăn, ít nói hẳn đi. Vì vậy trẻ rất dễ bị kích động, bị sút cân.
5. Trẻ dễ quấy khóc.
Vì bị sốt cao kèm theo lợi sưng đau nên trẻ rất dễ bị khó chịu, bứt rứt trong người. Do đó, trẻ hay quấy khóc cả ngày lẫn đêm, ít ngủ hơn và hay làm nũng bố mẹ.
6. Trẻ sốt mọc răng thường gặm ngón tay
Vì lợi bị sưng lên nên trẻ luôn có cảm giác bị ngứa, khó chịu ở chỗ răng chuẩn bị nhú lên. Vì vậy, khi mọc răng trẻ thường cho ngón tay hay bất cứ thứ gì đều cho vào miệng để gặm.
Bé chậm mọc răng xử lý như thế nào?
Thông thường, trẻ mọc răng khi được 6 – 8 tháng. Tuy nhiên, một số em bé có thể mọc răng sớm hơn hoặc muộn hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Vậy bé chậm mọc răng là do đâu?
Nguyên nhân chính khiến bé chậm mọc răng
Bé chậm mọc răng là do di truyền
Yếu tố di truyền là nguyên nhân không mong muốn khiến bé chậm mọc răng
Thời điểm sinh và môi trường sống
+ Trường hợp sinh non, thiếu tháng cũng khiến bé chậm mọc răng hơn là đủ tháng.
+ Môi trường sống thiếu ánh sáng mặt trời là nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng
Các bệnh lý thường gặp ở trẻ
Một số bệnh lý ở trẻ như bệnh down khiến trẻ chậm mọc răng so với các bạn cùng lứa tuổi
Thiếu canxi và các dưỡng chất
Trẻ thiếu Canxi và các dưỡng chất thiết yếu là nguyên nhân khiến cho răng và thể chất của trẻ phát triển chậm chạp.
Tổn thương bên ngoài
Những tổn thương bên ngoài như tác động ngoại lực khiến răng trẻ mọc chiếc cao chiếc thấp, trẻ mọc răng chậm.
Bệnh truyền nhiễm
Một số bệnh truyền nhiễm không chỉ khiến bé chậm mọc răng mà còn làm giảm khả năng phát triển về thể chất cũng như trí tuệ của trẻ.
Bé chậm mọc răng do còi xương, suy dinh dưỡng
Tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng khiến bé chậm mọc răng là điều hiển nhiên.
Thời gian và trình tự mọc răng của trẻ là một phần phản ánh sự chăm sóc của bố mẹ dành cho con. Nắm rõ nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng bố mẹ sẽ nắm được sự phát triển thể chất của bé.
Bé chậm mọc răng phải làm sao
Trường hợp bé chậm mọc răng bố mẹ không cần quá lo lắng, hãy theo dõi thời gian và lịch mọc răng của bé kết hợp với cách xử trí khi bé chậm mọc răng để bé có sự phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tăng chất lượng nguồn sữa cho trẻ
Trong sữa chủ yếu là Canxi, mà sữa lại là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ. Do vậy, mẹ cần tăng chất lượng nguồn sữa cho trẻ.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp
Khi trẻ đã ăn dặm, mẹ nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Bổ sung đầy đủ Vitamin và các dưỡng chất cho trẻ.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày và sau mỗi bữa ăn
Tăng vận động cho bé
Cho trẻ tắm nắng hàng ngày
Việc tắm nắng hàng ngày sẽ giúp bổ sung Vitamin D cho cơ thể bé. Chính Vitamin D sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi nhiều hơn.
Cho trẻ đi khám răng theo định kỳ
Thời điểm trẻ mọc răng được tính từ khi răng bắt đầu phát triển, nhú lên và đâm ra khỏi lợi. Răng mọc lần đầu tiên gọi là răng sữa. Khi trẻ mọc răng sữa sẽ có những biểu hiện không tốt gây nhiều phiền toái cho bố mẹ.
Bé mọc răng sữa và những điều cần biết
1. Khi nào trẻ bắt đầu mọc răng sữa?
Thể trạng và tinh thần của trẻ không ảnh hưởng quá nhiều tới quá trình mọc răng sữa. Thông thường thì bé gái mọc răng sớm hơn bé trai. Trẻ mọc răng sữa có thể chậm hơn so với các bạn cùng lứa tuổi nhưng nếu được 1 tuổi mà bé nhà bạn chưa mọc răng thì hãy đưa con đến nha khoa để kiểm tra và xác định rõ nguyên nhân.
2. Trẻ mọc bao nhiêu chiếc răng sữa?
Thông thường trẻ mọc răng sữa bắt đầu từ tháng thứ 5-6. Đến khi trẻ được 2-3 tuổi sẽ mọc đủ 20 chiếc răng sữa ở cả hàm trên và hàm dưới. Trong suốt quá trình mọc răng của trẻ có thể sẽ khiến trẻ đau nhức khó chịu và quấy khóc. Do vậy cha mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn trong thời kỳ này.
3. Trẻ mọc răng sữa theo một lịch trình và có thời gian cụ thể
Từ những nghiên cứu về răng miệng và hệ răng sữa của Viện Nhi đồng Mỹ cho thấy trẻ mọc răng hầu hết đều giống nhau và theo một lịch trình cụ thể. Dựa vào lịch mọc răng sữa của bé mà mẹ có thể ước tính được thời điểm mọc răng cũng như có các biện pháp phòng và chăm sóc bé mọc răng được tốt nhất.
Trẻ mọc răng sữa theo trình tự nhất định như sau:
Hai răng cửa giữa hàm dưới: 6 – 10 tháng
Hai răng cửa giữa hàm trên: 8 – 12 tháng
Hai răng cửa bên hàm trên: 9 – 13 tháng
Hai răng cửa bên hàm dưới: 10 – 16 tháng
Hai răng hàm thứ nhất bên trên: 13 – 9 tháng
Hai răng hàm thứ nhất bên dưới: 14 – 18 tháng
Hai răng nanh hàm trên: 16 – 22 tháng
Hai răng nanh hàm dưới: 17 – 23 tháng
Hai răng hàm thứ hai bên dưới: 23 – 31 tháng
Hai răng hàm thứ hai bên trên: 25 – 33 tháng
4. Những dấu hiệu trẻ mọc răng sữa thường gặp
Trong khi trẻ mọc răng sữa, sẽ gặp phải một số triệu chứng mà hầu hết đứa trẻ nào cũng mắc phải. Cho nên bố mẹ hãy chuẩn bị cho mình một chút kiến thức về nha khoa, nắm được dấu hiệu trẻ mọc răng để có những kế hoạch chăm sóc con yêu một cách tốt nhất.
hững dấu hiệu trẻ mọc răng thường gặp:
Bé chảy dãi (nước miếng) nhiều hơn
Cằm và quanh miệng nổi ban
Bị ho là dấu hiệu dễ thấy nhất khi trẻ mọc răng sữa
Bé thích cắn, gặm ngón tay, đồ chơi hay bất cứ đồ vật gì có trong tay
Sưng đau lợi, một số trường hợp bị nổi cục
Bé dễ cáu kỉnh, cựa quậy và hay khóc đêm
Không chịu bú hoặc bú nhiều hơn
Có thể bị tiêu chảy
Trẻ mọc răng sữa thường bị sốt
Bé ngủ không say giấc, ngủ không ngon
Kéo, bứt tai và má
Đó là những dấu hiệu trẻ mọc răng sữa trong khoảng từ 6 tháng đến 3 tuổi.
Bố mẹ hãy tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dấu hiệu trẻ mọc răng để không bị nhầm lẫn với các trường hợp bị bệnh do virus gây ra nhé!
5. Làm gì khi trẻ mọc răng sữa
Khi trẻ mọc răng sữa nếu gặp phải một số biểu hiện như trên, bố mẹ hãy giúp con làm giảm sự khó chịu bằng các cách sau:
Cho con uống nhiều nước
Dùng kem đánh răng trẻ em để lau lợi cho bé
Cho bé một vật gì đó mềm để cắn, nhai
Có thể cho bé uống thuốc giảm đau như Paracetamol
Chơi đùa cùng bé để giúp bé quên đau…
Để không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và biết cách làm gì khi trẻ mọc răng, đảm bảo sự phát triển cả về thể chất cũng như trí não của trẻ.