Chụp X-quang răng, những điều cần biết

Khi nào cần chụp X-quang răng?

Hỏi: Thưa bác sĩ, khi tôi sử dụng các dịch vụ nha khoa, một số lần bác sĩ có yêu cầu chụp phim X-quang để kiểm tra. Điều này có tác dụng gì?

Trả lời:

Nếu bạn chỉ làm thẩm mỹ răng thông thường như lấy cao răng, tẩy trắng răng… bác sĩ thường sẽ không yêu cầu chụp X-quang. Tuy nhiên, khi chữa sâu răng, niềng răng, cắm implant, nhổ răng khôn… chụp X-quang được yêu cầu để giúp bác sĩ có phác đồ điều trị chính xác.

Implant_sau_khi_phuc_hinh_ham_duoi

(chụp X-quang sau khi trồng răng Implant)

Cũng giống như chụp X-quang cho xương hay các bộ phận khác, với bác sĩ, hình ảnh trực quan về chân răng, tủy răng rất có ích khi chẩn đoán bệnh cũng như xác định phương pháp điều trị phù hợp với bệnh nhân.

Hỏi: Tôi từng chụp X-quang răng ở phòng khám nha khoa và bệnh viện, nhận được 2 tấm phim với kích cỡ hoàn toàn khác nhau (một tấm to như phim X-quang thường, một tấm chỉ nhỏ bằng bao diêm).  Tại sao lại như vậy?

Trả lời:

Có hai loại phim thường sử dụng trong nha khoa. Đầu tiên là phim quanh chóp, là loại phim chỉ nhỏ bằng bao diêm. Nó chỉ cho phép thấy một hoặc vài răng. Loại phim này đơn giản, phổ biến và có giá cả rất phải chăng.

Phim toàn cảnh (CT hoặc Panorama) là loại phim lớn, bằng kích cỡ của phim X-quang thông thường. Loại phim này giúp bác sĩ nhìn thấy toàn bộ hai hàm răng và thậm chí cả một số cấu trúc lân cận răng như lợi, lưỡi…

Chụp X-quang răng có gây hại cho sức khỏe

Hỏi: Chụp X-quang có gây nguy hiểm gì không thưa bác sĩ? 

Trả lời:

Đúng là tia X có khả năng gây nhiễm xạ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu phải tiếp xúc nhiều. Tuy nhiên, trong y tế nói chung và trong nha khoa nói riêng, lượng tia X dùng để chụp X-quang rất nhỏ và hoàn toàn được kiểm soát. Chúng tôi sẽ không mạo hiểm sức khỏe của bạn trong bất kì phương pháp điều trị nào.

Chính vì thế, chụp X quang trong y tế không nguy hiểm. Khi bạn chụp, bạn luôn được bảo vệ kỹ càng bởi ba yếu tố: cường độ chụp tháp, phim tốc độ cao giúp hạn chế tối thiểu sự nhiễm tia, thời gian chụp phim ngắn. Ngoài ra đầu đèn của máy chỉ nhắm vào vùng cần chụp (với nha khoa thì đó là răng).

Phòng chụp phim cũng được bảo vệ với áo chì, vách chì giúp hấp thu tối đa các tia tán xạ. Các trợ lý hướng dẫn trong phòng chụp cũng đều được huấn luyện kỹ càng về thao tác cũng như kỹ thuật.

Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của tia X, bạn nên chọn chụp X-quang bằng máy X-quang kỹ thuật số và không nên chụp X-quang quá thường xuyên (trung bình 1 – 2 năm là an toàn).

Hỏi: Thai phụ, trẻ em có thể chụp X-quang không?

Trả lời:

Nếu bạn đang mang thai, nên thông báo cho nhân viên chuyên trách khi chụp để nhân viên có thể giúp bạn với những thiết bị bảo vệ bào thai như áo chì, yếm chì…

qald-1

(Yếm chì và áo chì dùng trong chụp X-quang)

Trẻ em đôi khi cũng được chỉ định chụp X-quang răng để kiểm tra quá trình mọc răng của trẻ, tránh các lệch lạc như răng mọc xiên, lệch, phát hiện sớm các lỗ sâu răng… Trẻ cũng cần được đeo các dụng cụ bảo vệ bằng chì khi chụp X-quang răng để đảm bảo an toàn.

Khi nào nên cho bé chụp X – quang răng?

Thật ra lượng phóng xạ khi chụp X – quang răng rất ít, vì vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ở nước ngoài, trẻ từ 5 6 tuổi (bắt đầu có mầm răng vĩnh viễn) thường được khuyến nghị nên chụp X – quang răng để dự báo các dị tật cấu trúc răng, đồng thời các biện pháp chỉnh nha phù hợp. Nói một cách dễ hiểu, chụp X – quang răng là phương pháp thiết yếu trong điều trị chỉnh nha dự phòng ở trẻ.

Bao nhiêu tuổi có thể niềng răng 1

Sau khi chụp X – quang răng, tùy theo kết quả phim chụp mà bác sĩ sẽ có phương án chỉnh nha phù hợp cho bé, ví dụ:

– Đeo khí cụ chỉnh nha (giúp răng vĩnh viễn mọc thẳng và đều)

– Đeo niềng răng (mắc cài cố định hoặc khay Invisalign)

– Đeo khí cụ chống mút tay, cắn móng tay…

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đưa bé đi khám răng sẽ giúp tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí điều trị sau này, giúp bé một hàm răng vĩnh viễn đều đẹp, tự tin trong giao tiếp và công việc sau này

Comments

comments