Bọc răng sứ – Các Vấn Đề Thường Gặp

 Bọc răng sứ trường hợp răng xỉn màu

Hỏi: Gửi bác sĩ, mình năm nay 35 tuổi, răng bị xỉn màu từ nhỏ, 2 răng cửa bị cụp vào trong. Giờ mình muốn bọc răng sứ để chỉnh 2 răng cửa ra đều hơn có được không bạn? Bạn tư vấn và gửi báo giá cho mình nhé. Cảm ơn bác sĩ.

(N.M, gửi câu hỏi qua fanpage Nha khoa Quốc tế Việt Đức)

Bạn có thắc mắc về sức khỏe răng miệng? Đặt câu hỏi ngay.

Trả lời:

Chào bạn. Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ răng phục hồi tối ưu cho các trường hợp khiếm khuyết cấu trúc, màu sắc của răng. Trong trường hợp của bạn, chúng tôi có thể đưa ra 2 phương án bọc răng sứ như sau:

Xử lý tối ưu các khiếm khuyết răng bằng bọc răng sứ

– Bọc 4 răng cửa hàm trên: mài nhỏ 2 răng cửa và 2 răng bên cạnh, sau đó bọc mão sứ lên cả 4 răng để che đi khiếm khuyết răng cụp vào trong. Phương án này giúp bạn có một hàm răng đều đẹp, tuy nhiên lại không được thẩm mỹ và tự nhiên, vì dù có chọn màu khéo đến đâu thì răng sứ cũng không tiệp với màu răng thật bị xỉn.

– Bọc 16 răng thẩm mỹ (số răng tối thiểu lộ ra khi cười): bọc răng sứ thẩm mỹ lên 16 răng giúp che đi khiếm khuyết răng cửa cụp vào trong và cả nhược điểm màu răng xỉn vàng. Phương án này sẽ giúp bạn có một hàm răng trắng, đều, đẹp tự nhiên hơn.

Lý do bạn nên bọc răng sứ thẩm mỹ

Có nên bọc răng sứ cho răng hô

Hỏi: Bác sĩ ơi cho em hỏi răng em bị vẩu (hô). Nếu bọc răng sứ xong có hết vẩu không? Quy trình làm sẽ gồm những bước nào ạ?

(N.T.H, gửi câu hỏi qua fanpage Nha khoa Quốc tế Việt Đức)

Trả lời:

Chào bạn. Trường hợp răng hô chỉ cần niềng răng để chỉnh lại khớp cắn cho chuẩn, răng vừa đẹp vừa tự nhiên, không cần tác động đến cấu trúc của răng thật giống như bọc răng sứ. Chi phí niềng răng cũng tương đương hoặc thậm chí nhỏ hơn bọc răng sứ.

Quy trình niềng răng khá đơn giản:

– Khám, chụp phim để bác sĩ xác định cấu trúc chân răng.

– Chọn lựa loại hình niềng răng phù hợp (mắc cài kim loại, mắc cài tự buộc, mắc cài sứ hoặc Invisalign).

– Tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ trong quá trình niềng răng, đến khám định kì để bác sĩ kiểm tra hiệu quả, tiến trình vào các răng.

Chúc bạn sớm có một hàm răng đẹp!

Bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ làm răng yếu đi, không nhai được xương

Sai. Bọc răng sứ thẩm mỹ chỉ làm tăng tính thẩm mỹ cho răng, giúp duy trì màu răng trắng sáng, đồng thời ngăn vi khuẩn tấn công bề mặt răng.

Thường thì bạn chỉ cần bọc 16 răng (các răng hay lộ ra khi cười, nói chuyện), không cần bọc răng hàm, vì thế bạn vẫn có thể nhai xương bình thường (bằng răng hàm). Tuyệt đối không nên nhai, cắn các vật cứng bằng răng cửa, dù là răng sứ hay răng thật, nguy cơ gãy răng, mẻ răng, lung lay răng rất cao.

☛ Xem thêm: Bọc răng sứ có tốt không? Khi nào nên bọc răng sứ?

Những hiểu lầm về bọc răng sứ

Bọc răng sứ sẽ làm răng trở nên nhạy cảm, gây ê buốt răng?

Với đa số mọi người, nếu bác sĩ thực hiện chính xác các quy trình, lắp mão sứ vừa khít lên cầu răng thì sẽ không xảy ra hiện tượng ê buốt. Một số trường hợp răng nhạy cảm, có thể bị ê buốt 1 – 3 tuần, sau đó các răng sẽ tự thích nghi trở lại bình thường.

Những hiểu lầm về bọc răng sứ 1

Các nguyên nhân gây ê buốt khi bọc răng sứ

Ê buốt, đau răng sau khi bọc răng sứ có thể do các nguyên nhân sau:

– Điều trị tủy không triệt để: nếu răng phải điều trị tủy nhưng không lấy hết tủy bệnh trước khi chụp mão sứ, sau một thời gian bệnh nhân sẽ bị đau nhức răng trở lại, vô cùng khó chịu. Trường hợp này, bạn cần phải điều trị tủy lại (nếu để lâu có thể gây chết tủy, hỏng răng thật).

– Mài răng quá nhiều: mài răng là một quá trình đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề rất cao. Mài răng chỉ nhiều hơn 0.1 mm so với chuẩn cũng có thể gây ê buốt răng, bọc mão sứ lên không khớp, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng thật.

– Răng nhạy cảm: trường hợp bệnh nhân có cơ địa răng nhạy cảm, dù bác sĩ mài răng chuẩn xác đi nữa thì vẫn có hiện tượng ê buốt. Tuy nhiên, trường hợp này, các răng có thể tự thích ứng và sẽ trở lại bình thường trong khoảng vài tuần.

tham-my-rang-veneer

Nếu sau khi bọc răng khoảng 1 tháng mà bạn vẫn bị ê buốt răng, nên đi khám và kiểm tra lại

Bọc răng sứ an toàn

Bọc răng sứ thẩm mỹ không chỉ làm đẹp nụ cười mà còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn, nhưng không phải phòng nha nào cũng có thể bọc răng sứ an toàn. Nếu giao sức khỏe răng miệng của mình cho một tay nha sĩ non nghề, bạn có thể “chữa lợn lành thành lợn què”.

Chọn bác sĩ đáng tin

Tuy nhiên, bạn chỉ nên lựa chọn các bác sĩ có tay nghề cao. Hãy xem xét, tìm hiểu kĩ các bằng cấp, chứng chỉ, số năm hành nghề, kiến thức nha khoa… của bác sĩ trước khi tiến hành điều trị.

Chọn phòng nha uy tín

Phòng nha uy tín thể hiện ở số lượng khách quen, chế độ hẫu mãi, bảo hảnh của họ… Bạn nên chọn các phòng nha có bảo hành dịch vụ dài hạn, chăm sóc khách hàng tốt.

Chăm sóc răng sau khi bọc sứ

Vì răng sứ không phải là răng thật nên cần chăm sóc cẩn thận hơn để răng sứ có tuổi thọ cao nhất.

Chế độ ăn uống

– Răng sứ có độ chịu lực cao hơn răng thật, tuy nhiên, nếu so sức dẻo dai thì răng thật vượt trội hơn cả. Chính vì vậy, chúng ta tuyệt đối không nên ăn, cắn những đồ quá cứng vì vật cứng đó có thể gây ra mẻ, vỡ răng. Ăn với lực cần bằng sẽ giúp răng luôn chắc và bền đẹp.

– Hạn chế đồ ngọt, nên bổ sung các loại trái cây, rau củ để làm sạch răng, tốt cho răng sứ.

– Tránh xa thuốc lá vì thuốc lá không chỉ có hại cho sức khỏe tổng thể mà còn làm hỏng men răng, gây xỉn màu.

– Không ăn đồ ăn có chất dính vì nhai thức ăn dính có thể làm lỏng các răng sứ.

– Răng sứ có thể tăng độ nhạy cảm của răng nếu ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.

Vệ sinh răng miệng

Vì răng sứ không phải là răng thật nên cần chăm sóc cẩn thận

– Dùng bàn chải đánh răng mềm để tránh tạo vết xước cho răng sứ, đánh răng 3 lần một ngày và dùng kem đánh răng cho răng nhạy cảm để hạn chế các vấn đề răng miệng như viêm nướu, hoặc nhạy cảm với đồ nóng, lạnh.

– Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng làm sạch mảng bám ở kẽ răng.

Khám nha khoa định kì

– Nên đến phòng khám nha khoa 6 tháng 1 lần để được nha sĩ kiểm tra tình trạng răng sứ và các vấn đề răng miệng.

– Lấy cao răng thường xuyên sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể.

– Khi gặp các vấn đề liên quan đến răng sứ (răng sứ mẻ, hay bị rơi ra) cần đến gặp nha sĩ ngay để được thay thế và sửa chữa.

Comments

comments