Xử lý chứng hôi miệng – Những Câu Hỏi Thường Gặp

Chứng hôi miệng có thể là triệu chứng của rất nhiêu bệnh răng miệng nguy hiểm…

Hôi miệng do đâu

Không kể đến hiện tượng hôi miệng sau khi ăn đồ ăn có mùi (hành tỏi, sầu riêng, hút thuốc lá, uống bia rượu…), chứng hôi miệng mãn tính thường là do các bệnh lý về răng, nướu:

– Viêm lợi, nha chu: vi khuẩn tấn công chân răng và viền lợi, gây hiện tượng hôi miệng, chảy máu chân răng. Trong giai đoạn đầu, bệnh không gây đau nhức, chủ yếu có hiện tượng “ngứa” ở vùng lợi, nên nhiều người thường chủ quan. Khi chuyển sang giai đoạn 2, vi khuẩn bắt đầu phá hủy các mô và dây chằng quanh răng, gây hôi miệng trầm trọng, đau nhức, lung lay răng, nguy cơ rụng răng cao.

Hôi miệng là do đâu?

– Sâu răng: sâu răng tạo điều kiện cho một lượng lớn vi khuẩn “trú ẩn” và “hoành hành” trong khoang miệng, gây đau nhức, hơi thở hôi mãn tính.

– Thay đổi hormone: một số giai đoạn thay đổi hormone trong cơ thể (dậy thì, mang thai) có thể khiến mảng bám hình thành mạnh hơn, lợi thiếu tính liên kết, gây hôi miệng mãn tính. Bệnh tiểu đường, bệnh về tim mạch, gan… cũng có thể gây các triệu chứng tương tự.

5 Nguyên Nhân Chính Gây Hôi Miệng

1. Hôi miệng do vấn đề ở miệng

Chín mươi phần trăm hôi miệng là do vấn đề ở miệng của bạn hoặc từ thực phẩm bạn ăn “Tiến sĩ Richard H. Price – phát ngôn viên của Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ cho biết “Hôi miệng giống như bất kỳ mùi của các cơ quan khác là kết quả của các vi khuẩn sống trong cơ thể sản xuất ra sản phẩm phụ.” Các vi khuẩn này sống bình thường trong miệng kết hợp với các hạt thức ăn, máu, mô…, để tạo ra sản phẩm dễ bay hơi là các hợp chất lưu huỳnh. Nếu bạn không chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách, vi khuẩn sẽ tích tụ lại, nhân lên và lan rộng trong miệng của bạn và sản sinh các sản phẩm sinh mùi.

2. Khô miệng

Một số vấn đề ở miệng có thể làm trầm trọng thêm sự phát triển của vi khuẩn và hôi miệng, chẳng hạn như bệnh về lợi và khô miệng. Bệnh viêm lợi làm chảy máu lợi, tạo ra các yếu tố thuận lợi đối với những vi khuẩn yếm khí. Nhưng khô miệng là nguyên nhân phổ biến hơn của hôi miệng. Nước bọt giúp làm sạch miệng, giữ vi khuẩn di chuyển và không nhân rộng. Khi bạn bị khô miệng, miệng lúc này sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sản và phát triển. Vào mùa xuân và mùa hè, các thuốc dị ứng có thể làm khô miệng hơn, trong mùa đông, nhiệt độ, độ ẩm khô có xu hướng là thủ phạm gây hôi miệng.

3. Thực phẩm gây hôi miệng

Một số thực phẩm khi ăn vào sẽ phát mùi ra hơi thở. Ví dụ như hành, tỏi, rượu và thuốc lá, và các loại thức ăn không chỉ tạo ra một mùi hôi trong miệng mà mặt khác “Dầu thực vật được hấp thụ và các sản phẩm phụ vào máu của bạn, do đó bạn đang thực sự hít thở mùi hôi thông qua phổi của bạn 3-4 giờ sau đó,” Jeannie Moloo – một chuyên viên dinh dưỡng, phát ngôn viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ.

4. Không đủ carbs

Chế độ ăn chứa hàm lượng protein cao, thấp carb làm cơ thể bạn đốt cháy chất béo được dự trữ thay vì đốt carbs và có thể dẫn đến một tình trạng gọi là ketosis. Khi đốt cháy mỡ, xeton tạo nên trong cơ thể, và một số được giải phóng ra hơi thở. Thật không may mùi xeton ngửi đặc biệt khó chịu và rất dễ phát hiện.”

5. Bệnh tật

Thỉnh thoảng, hôi miệng có thể là một dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng hơn. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây hôi miệng là bệnh tiểu đường hoặc GERD (hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản). Tiểu đường cũng có thể gây ra ketosis, và hơi thở mùi ceton là một trong những triệu chứng đầu tiên dẫn đến chẩn đoán. GERD là hiện tượng t chảy ngược axit từ dạ dày, thực quản. Ít gặp hơn là bệnh gan hoặc bệnh thận khi chất độc từ các cơ quan này được bài tiết qua phổi, gây hôi miệng.
Trên đây là 5 nguyên nhân phổ biến gây ra hôi miệng. Với mỗi nguyên nhân có cách điều trị khác nhau.

Chữa hôi miệng hiệu quả tận gốc

Hôi miệng hình thành do mảng bám vi khuẩn trên răng, chính vì thế, để chữa và phòng chống hôi miệng hiệu quả, bệnh nhân nên giữ  vệ sinh răng miệng hàng ngày:

– Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để lấy đi các vụn thức ăn thừa giắt trong kẽ răng. Hạn chế dùng tăm, vì tăm có gây thưa kẽ răng, tổn thương nướu, hơn nữa cũng không làm sạch răng hiệu quả.

– Súc miệng sau khi đánh răng để làm sạch khoang miệng, sát khuẩn vùng trong má, lưỡi… Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng Kin để hạn chế sự hình thành mảng bám, phòng ngừa nhiễm khuẩn hô hấp, giúp hơi thở thơm mát hơn.

Hôi miệng là do đâu 1?

–  Đánh răng đúng cách 2 lần/ngày. Nên sử dụng loại kem đánh răng chuyên dụng để sát khuẩn, phòng bệnh nha chu – viêm lợi thay vì các loại làm trắng răng, thơm miệng trên thị trường.

– Khám răng định kì: khám răng 6 tháng/lần để sớm phát hiện và điều trị các bệnh răng miệng, ngay từ khi mới chớm. Bệnh càng nặng sẽ càng tốn nhiều thời gian, chi phí điều trị, tăng nguy cơ mất răng, hỏng răng, nướu…

Hôi miệng ảnh hưởng như thế nào?

– Sức khỏe răng miệng: Dấu hiệu hôi miệng chứng tỏ sức khỏe răng miệng đang rất yếu, răng có thể bị hư hại như răng sâu, viêm nướu…

– Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội: Hôi miệng khiến cho người giao tiếp với bạn trở nên khó chịu và họ có thể từ chối giao tiếp.

– Hạn chế cơ hội trong cuộc sống: Bệnh hôi miệng có thể tước đi những cơ hội trong đời sống, hạn chế trong phát triển sự nghiệp, và nó cũng ảnh hưởng đến đời sống tình cảm.

Cách chữa hôi miệng do sâu răng

Sâu răng có gây hôi miệng không (2)

– Có thể khắc phục hôi miệng do sâu răng gây ra bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nha sĩ luôn khuyên bạn đánh răng sau bữa ăn, dùng chỉ nha khoa lấy thức ăn từ các kẽ răng để giữ màu men răng, hơi thở thơm tho (không tạo mùi do thức ăn gây ra hay do sâu răng), răng thêm khỏe mạnh hạn chế mắc các bệnh răng miệng.

– Hạn chế sử dụng thức ăn có chứa nhiều đường, có thói quen ăn uống lành mạnh là cách giúp ngăn ngừa và điều trị hôi miệng do sâu răng gây ra.

– Khám nha khoa định kì 6 tháng 1 lần để nha sĩ sẽ giúp lấy cao răng, làm sạch răng, lấy mảng bám để răng luôn chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng, hạn chế hôi miệng, và điều trị kịp thời những bệnh răng miệng.

– Với trẻ em, phụ huynh có thể trám răng phòng ngừa giúp hạn chế sâu răng hiệu quả, thức ăn sẽ không còn cơ hội bám vào các rãnh của răng cối. Còn với người trưởng thành, trám răng thẩm mỹ giúp vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả, hạn chế hôi miệng, và còn có tính thẩm mỹ giúp tự tin trong giao tiếp.

Răng khôn có gây hôi miệng hay không?

Răng khôn là chiếc răng mọc phía trong cùng của cung hàm răng và thường nó sẽ mọc ở hàm dưới nhiều hơn so với hàm trên, do đó bạn sẽ rất khó khăn trong vấn đề vệ sinh răng miệng.

Ngoài ra, trong quá trình ăn uống hàng ngày, các mảng bám thức ăn được hình thành và sinh vào kẽ răng số 7 và răng khôn. Nếu không được lấy sạch phần thức ăn thừa này thì nó sẽ lên men và rất dễ bị viêm nhiễm, sâu răng và có mùi hôi. Đặc biệt, nếu thức ăn dính và răng quá lâu thì quá trình lên men càng nhiều và răng miệng của bạn sẽ bị hôi nhiều hơn.

Răng khôn có thể sẽ làm cho bạn bị hôi miệng

Ngoài việc răng khôn có thể gây hôi miệng thì nó còn có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng như đau nhức, ăn uống khó khăn, khó ngủ, sâu răng, lợi trùm, làm cho những chiếc răng khác trên cung hàm có thể bị lệch vị trí,… Do đó bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ răng khôn khi bạn bị đau nhức.

Cách xử lý răng khôn gây hôi miệng

Trong trường hợp răng khôn gây hôi miệng thì bạn nên chọn giải pháp nhổ bỏ. Vì nếu như thực hiện nhổ răng khôn sớm, bạn sẽ không phải chịu những cơn đau nhức. Còn nếu không loại bỏ răng khôn sớm, nó có thể mọc lệch hoặc mọc ngầm ở dưới cung hàm và dẫn đến gây ảnh hưởng đến chiếc răng số 7. Đồng thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm liên quan đến sức khỏe răng miệng của bạn. Nhổ răng khôn sẽ giúp bạn thoát khỏi chứng hôi miệng do nó gây ra.

Nhổ răng khôn là cách xử lý trong trường hợp bạn bị hôi miệng

5 Loại thực phẩm giúp ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả

Hôi miệng sẽ khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày, nó còn gây khó chịu cho người đối diện mỗi khi giao tiếp với bạn. Vậy nguyên nhân nào gây ra hôi miệng? Có 2 nguyên nhân chủ yếu: do cách vệ sinh răng miệng và hệ tiêu hóa của bạn. Thủ phạm chính của 2 trường hợp này là do vi khuẩn.

Khi đi khám nha khoa, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống đúng cách dành cho bạn: cân bằng hàm lượng chất đạm, hydrat cacbon, ăn nhiều hoa quả, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, vẫn chừng đó thôi vẫn là chưa đủ để loại trừ hết khả năng hôi miệng của bạn. Dưới đây là top 5 loại thực phẩm giúp bạn ngăn ngừa hôi miệng rất hiệu quả. Bạn nên ăn thường xuyên để có thể loại trừ chứng hôi miệng khó chịu này nhé.

1. Các loại quả giòn.

Các loại trái cây chứa nhiều chất xơ hoặc thực vật: táo, cà rốt, cần tây,… sẽ giúp bạn chống hôi miệng cực kỳ hiệu quả.

5 Loại thực phẩm giúp ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả

Cynthia Sass, phát ngôn viên của ADA và chuyên gia dinh dưỡng đã cho rằng: “Bên trong miệng của bạn, mảng bám được hình thành là nguyên nhân gây ra mùi hôi. Việc ăn các loại thực phẩm làm tăng khả năng tiết nước bọt giữ cho miệng ẩm ướt và làm sạch miệng. Ngoài ra, carbonhydrat và protein có thể bị mắc kẹt trong răng (khi ăn các loại ngũ cốc hoặc khi ăn thịt da cầm)”. Do đó, sau khi ăn xong thì bạn nên ăn trái cây để làm sạch khoang miệng.

2. Nhai các loại thảo mộc.

Một số loại thảo mộc giúp bạn ngăn ngừa hôi miệng

Các loại thảo mộc phổ biến giúp bạn chống lại chứng hôi miệng: mùi tây, bạc hà, rau ngải giấm, bạch đàn, cây hương thảo, bạch đậu khấu,… Bạn có thể nhai trực tiếp các loại thảo mộc này hoặc châm với nước sôi để uống như trà thông thường. Các loại thảo mộc này sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh và giúp bạn ngăn ngừa hôi miệng.

3. Vitamin C.

Vitamin C rất tốt trong việc giúp chữa trị hôi miệng

Vitamin C có trong các loại thực phẩm, các loại trái cây như quả mong, trái cậy họ cam quýt, dưa hấu,… sẽ tạo ra một môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Hãy bổ sung vitamin C vào chế độ ăn uống hàng ngày để ngăn ngừa các căn bệnh về lợi, viêm lợi – là nguyên nhân gây ra hôi miệng.

4. Bạc hà.

Đánh răng sau bữa ăn, bạn nên sử dụng bạc hà không đường hoặc kẹo cao su ít đường. Đây sẽ là một giải pháp tạm thời giúp bạn cải thiện hơi thở bị hôi và đồng thời là cách để tăng cường khả năng tiết nước bọt trong khoang miệng, giúp bạn làm sạch mảng bám và vi khuẩn.

Lá bạc hà

Bạc hà có thể ngay lập tức giúp bạn che dấu hơi thở bị hôi nhưng chỉ sau một thời gian ngắn sẽ gây hôi miệng trở lại. Ngoài ra, bạc hà chứa đường sẽ tạo nên các mảng bám và bạn nên hạn chế sử dụng nhé.

5. Sữa chua.

Theo một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng, nếu bạn ăn sữa chua đều đặn hàng ngày sẽ làm giảm mức hydrogen sulfide gây mùi hôi trong miệng. Sữa chua làm giảm sự trở lại của vi khuẩn trong các mảng bám và bệnh về lợi. Sữa chua đã được nghiên cứu là rất tốt cho những người bị hôi miệng.

Sữa chua được chứng minh là một thực phẩm rất tốt cho chứng hôi miệng

Thêm vào đó, hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ (ADA) đã chứng minh rằng: vitamin D có trong sữa chua, pho mát và sữa sẽ giúp bạn cải thiện chứng hôi miệng vì nó sẽ tạo ra một môi trường không thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Nhưng bạn cũng nên lưu ý sử dụng những loại sữa chua không đường nhé.

Comments

comments