Tư vấn: đang mang thai có nên chữa răng

Có nên chữa nha chu khi mang thai?

Hỏi: Tôi đang mang thai cháu thứ 2, được 13 tuần. Thời gian gần đây răng của tôi rất đau, lợi sưng đỏ, ấn vào thấy sưng và nhức. Tôi muốn đi chữa răng sớm có được không?

(Nữ, 22 tuổi, nội trợ)

Trả lời:

Chào bạn. Trong thời kì mang thai, do sự thay đổi của hormone, thai phụ rất dễ mắc các bệnh về răng và nướu. Với các triệu chứng bạn vừa kể trên, rất có thể bạn đã mắc nha chu.  Bệnh gây cảm giác đau nhức khó chịu, nướu sưng đỏ, có thể gây chảy máu chân răng… Khi nhiễm khuẩn nặng, nướu mất khả năng đàn hồi, răng lung lay nặng, có thể gây rụng răng và nhiễm trùng huyết.

Với thai phụ, chỉ nên làm các thủ thuật như lấy cao răng,  trám răng… tránh sử dụng kháng sinh và làm các tiểu phẫu có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Bạn có thể đi khám răng để nắm được tình trạng bệnh, sau đó có các biện pháp sát khuẩn, giữ vệ sinh răng cần thiết để ngăn không cho nha chu tiến triển nặng hơn.

Để điều trị bệnh, bạn có thể hỏi ý kiến nha sĩ về việc sử dụng một số loại kem đánh răng – nước súc miệng chuyên dụng để sát khuẩn, phục hồi cấu trúc nướu.

3bfc5193d7b77b1ce9b46f7780b6385a_dentalcheckupduringpregnancy_1

Mang thai có nên nhổ răng khôn

Hỏi: thưa bác sĩ, em đang mọc răng khôn, sưng rất to, ăn nhai rất khó khăn. Em đang có bầu sang tháng thứ 4, không biết có chữa hoặc nhổ được không ạ?

Trả lời:

Chào bạn. Trong thời gian thai kì, tôi khuyên bạn không nên làm các tiểu phẫu (nhổ răng, cắt lợi trùm…); vì có thể chảy nhiều máu ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Trường hợp của bạn nên đến khám nha sĩ để xem có phải răng khôn mọc xiên, mọc lệch không và có các biện pháp can thiệp nếu cần.

Khi mang thai, mọi phương án điều trị dù là nhỏ nhất đều cần tham khảo ý kiến nha sĩ, vì có thể gây các biến chứng đối với thai nhi. Tốt nhất, với những phụ nữ chuẩn bị mang thai nên đi khám sức khỏe răng miệng và tiến hành điều trị nếu cần để không ảnh hưởng đến sức khỏe trong suốt thời gian thai kì.

toothache-during-pregnancy

 

Comments

comments