Điều trị tủy răng – Tất Cả Những Điều Cần Biết

Để bảo tồn một chiếc răng đã chết mà không phải tiến hành nhổ răng hoặc trồng răng mới, chúng ta có thể đến phòng khám nha khoa để điều trị tủy răng. Vậy tủy răng là gì? Điều trị tủy răng như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Khái niệm về tủy răng

Tủy răng là một hệ thống nhiều mạch máu, dây thần kinh nằm ở giữa răng, được bao bọc bởi ngà răng và men răng. Tủy răng nằm ở cả thân răng và chân răng.

Tủy răng được bảo vệ bởi lớp men răng và ngà răng. Nhưng vì có thể là do các tác nhân như sâu răng, sự va đập làm vỡ một mảnh lớn trên răng khiến cho tủy răng bị tổn thương, gây khó chịu, đau nhức và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Tìm hiểu về quá trình điều trị tủy răng là gì?

Điều trị tủy răng là gì?

Đây là một giải pháp giúp bảo tồn chiếc răng đã chết, chứ không phải là tránh cho chiếc răng đó khỏi bị chết.

Trường hợp này là bảo tồn chứ không phải là tránh vì nó giống với phương pháp ướp xác, được thực hiện với một pharol đã chết chứ không giữ được mạng sống cho ông ta.

Bởi vào thời điểm mà bạn cần điều trị tủy, lúc này đã là quá muộn để giữ sự sống cho răng vì nó đã bị nhiễm trùng và chết.

Vậy tại sao lại phải ướp một chiếc răng đã chết?

Là vì bạn muốn giữ lại chiếc răng đó trong miệng của mình. Điều trị tủy răng bạn sẽ không phải nhổ răng hoặc trồng một chiếc răng mới khác để thay thế vào chiếc răng bị mất.

Trong trường hợp nếu nhổ chiếc răng đã chết đó đi, bạn sẽ phải trồng răng mới bằng phương pháp cấy ghép implant để thay thế chiếc răng giả mới.

Điều trị tủy răng để không phải nhổ chiếc răng thật của bạn

Tại sao phải điều trị tủy răng?

Đây là phương pháp dùng để thay thế cho phương pháp cấy ghép, đơn giản là nhằm bảo tồn lại chiếc răng cũ, ngay cả trong trường hợp nó đã chết. Vì bạn có thể giữ lại cấu trúc của chiếc răng đã chết đó để nhai thức ăn và phát âm chính xác.

Điều trị tủy răng để loại bỏ những mô viêm bên trong răng, nhằm ngăn chặn nhiễm trùng cho những phần còn lại của cơ thể.

Nhưng sau khi điều trị tủy răng, răng của bạn có thể trở nên giòn hơn, dễ gãy hơn. Trong lòng của chiếc răng đó, mô đã được lấy đi, để lại lớp vỏ bên ngoài của răng khô, giòn và dễ gãy. Do đó, bạn cần phải làm chụp bọc răng để có thể bảo vệ chiếc răng sau khi điều trị tủy ngăn không cho răng bị gãy.

Khi nào bạn nên điều trị tủy răng

Đau liên tục

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về việc hàm răng của bạn có phản ứng như thế nào với sự kích thích của nhiệt độ nóng hay lạnh? Khi uống nước lạnh răng có bị ê buốt hay không? Cơn đau kéo dài bao lâu?

Quá trình đau liên tục là luôn có đau, đau thành cơn là có lúc hết đau. Nếu đau thành cơn, mô tủy của răng có thể còn sống, đủ để phục hồi, thử nghiệm nóng và lạnh chỉ ra răng mô tủy có thể phục hồi. Nếu uống nước lạnh và đồng thời răng của bạn bị đau kéo dài đến vài giờ hoặc lâu hơn thì đây có thể là viêm tủy không hồi phục, nghĩa là răng của bạn không thể phục hồi và thần kinh đã bị chết.

Vị trí đau

Hãy theo dõi khi bạn nằm xuống hay đứng dậy đột ngột hoặc chạy tại chỗ thì cơn đau của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn. Đây có thể là dấu hiệu của abscess và có thể một chiếc răng đã bị chết.

Bạn cần xác định rõ ràng cơn đau của bạn

Đau tự nhiên

Nếu bạn uống nước nóng hoặc nước lạnh và khi này bị đau răng, tình trạng này cũng là một dạng viêm tủy có thể phục hồi. Nhưng nếu như bạn không có biện pháp can thiệp gì cả và đồng thời bị đau liên tục thì chắc chắn là có răng chết.

Lỗ rò ở lợi

Abscess

Sự liên quan của các cơn đau

Nếu đau không phải do nguyên nhân ở hàm răng mà nó có thể liên quan đến các bộ phận khác của cơ thể như xương hàm, tai, khu vực quanh răng thì có nghĩa là bạn đang có abscess.

Kinh nghiệm trước khi điều trị tủy răng

Kinh nghiệm điều trị tủy răng hiệu quả nhất

Bạn hãy đặt ra các câu hỏi như sau:

  • Có nhất thiết phải điều trị tủy răng hay không?
  • Chiếc răng này có thể phục hồi lại mà không cần điều trị tủy hay không?
  • Tại sao chiếc răng này bị chết tủy?
  • Nếu bạn không điều trị tủy thì răng của bạn sẽ như thế nào?
  • Bạn có thể bỏ qua bước điều trị tủy và thực hiện luôn phương pháp cấy ghép implant hay không?
  • Ổ nhiễm trùng có khả năng lan rộng sang các chiếc răng khác hay đến xương hàm hay không?
  • Tiên lượng của quá trình điều trị sẽ như thế nào?
  • Bạn có thể tự điều trị tại nhà hay phải đến phòng khám nha khoa để điều trị?
  • Thời gian chờ đợi trước khi điều trị tủy là bao lâu?

Nếu không điều trị tủy răng kịp thời, bạn có thể chịu nhiều áp lực, bị sưng đau, khó chịu trong vòm miệng. Hoặc có thể bắt đầu bị tê cứng, nhiễm trùng lan tỏa đến nhiều mô gây ra tổn thương.

Để chống nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho bệnh nhân. Trước khi tiến hành điều trị tủy, nếu bạn dùng kháng sinh sẽ bớt đau hơn vì kháng sinh khiến bạn dễ bị tê liệt hơn. Điều cần lưu ý là khi biết mình cần điều trị tủy thì bạn cần phải sử dụng kháng sinh ngay sau đó, không nên trì hoãng vì nó có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bạn.

Kinh nghiệm trong quá trình điều trị tủy răng

Bác sĩ sẽ gây tê cho bệnh nhân trước khi tiến hành điều trị, trong khi tiến hành hàn kín ống tủy sẽ gây tê một chút vì bác sĩ đã loại bỏ hết mô thần kinh.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ chụp phim X-quang để theo dõi hướng đi của dụng cụ khi đang loại bỏ các mô viêm.

Điều trị tủy răng

Những điều cần biết khi điều trị tủy răng

  • Là phương pháp mất nhiều thời gian, bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ trong khoảng thời gian này.
  • Nên nghe nhạc trong lúc được điều trị
  • Điều trị tủy răng có thể được tiến hành chỉ trong 1 buổi hẹn hoặc nhiều buổi hẹn khác nhau.

Sau khi điều tri tủy răng, bạn nên hỏi bác sĩ: trường hợp của mình có khó khăn gì không? Hay liệu có dễ dàng đi hết chiều dài làm việc của ống tủy hay không?

Trong quá trình điều trị nếu có gì bất thường, bác sĩ sẽ thông báo với bạn về vấn đề dụng cụ bị gãy trong lòng ống tủy. Nếu bác sĩ không thông báo cho bệnh nhân thì nguy cơ bạn bị tái nhiễm rất là cao.

Điều trị tủy chân răng được tiến hành như thế nào?

Điều trị tủy chân răng (2)

– Nha sĩ kiểm tra tình trạng răng, nếu phải điều trị tủy, nha sĩ tiến hành gây tê khu vực có răng đau.

– Khoan một lỗ từ thân răng đến buồng tủy, và theo dọc ống tủy bị viêm lấy sạch mô tủy và tạo hình lại. Dùng bông tẩm thuốc đặt vào trong răng nhằm diệt vi khuẩn.

– Tùy từng trường hợp, nha sĩ thực hiện trám răng bít tạm thời để chống tái nhiễm bẩn hoặc thực hiện trám bít ống tủy ngay.

– Sau đó trám bít vĩnh viễn hoặc chụp sứ theo yêu cầu của từng bệnh nhân

– Nếu răng còn yếu, nha sĩ có thể đặt một chốt kim loại để nâng đỡ, bảo vệ cho răng.

Răng sau điều trị tủy cần phải làm gì?

Các nha sĩ đã đưa ra lời khuyên răng: sau khi điều trị tủy cần chụp răng bằng các vật liệu trám, hàn răng công nghệ cao, có thể chịu được áp lực khi ăn uống như lực mạnh, nhiệt độ,…

Bạn nên làm chụp răng càng sớm càng tốt, bởi răng có thể bị gãy khi đang nhai vật cứng. Thời điểm thích hợp để chụp bọc răng là khi quá trình điều trị tủy hoàn tất, giảm đau, vì lúc này răng đã bị khô và yếu đi. Việc làm chụp răng sẽ giúp bao phủ cùi răng, không cho răng có cơ hội để bị gãy.

Đặc biệt, đối với các trường hợp trì hoãn việc làm chụp bọc răng để làm giảm chi phí điều trị, nhưng đây là vấn đề gây ra nhiều nguy hiểm. Nếu răng bị gãy, bạn sẽ phải mất cả chi phí điều trị tủy, cho cấy ghép implant và lam chụp bọc răng sứ nữa.

Bảo vệ răng miệng sau khi điều trị tủy

Phải bảo vệ răng như thế nào sau khi điều trị tủy?

– Sau khi điều trị tủy, bạn không nên ăn nhai bằng những chiếc răng này cho đến khi được làm chụp bọc răng. Vì răng được chữa tủy sẽ giòn và dễ gãy hơn.

– Thời gian chờ đợi để làm chụp bọc răng sứ, bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng cẩn thận, dùng chỉ tơ nha khoa.

– Tránh ăn nhai trên những chiếc răng đã được chữa tủy.

– Sau khi điều trị tủy răng, bạn vẫn có thể ăn uống bình thường, nhưng nên tránh ăn các đồ ăn hay thức uống quá nóng, quá lạnh, không ăn thức ăn cứng, quá chua, quá cay hoặc quá mặn, ngọt,…

Comments

comments