Tìm hiểu về cấu tạo của răng implant

Từ xa xưa, người Ai Cập cổ đại đã biết làm thế nào để thay thế cho những chiếc răng đã bị mất bằng ngà voi, vỏ sò, gỗ mài nhỏ. Và cho đến tận ngày nay đã phát triển thành kỹ thuật cấy ghép răng cùng với sự có mặt của hệ thống implant trong ngành nha khoa. Kỹ thuật trồng răng implant ngày càng phát triển hoàn hảo, các loại máy móc và thiết bị tối tân làm cho kỹ thuật implant trở nên phổ biến và thuận tiện hơn. Vậy cấu tạo của răng implant là như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Cấy ghép implant khắc phục hoàn toàn các nhược điểm của các phương pháp trồng răng truyền thống trước đây. Cấu tạo gồm 3 phần cơ bản: trụ răng, vít và thân răng sứ. Răng implant cũng gần giống tương tự như cấu tạo của răng thật bao gồm: chân răng, ngà và men răng.

1. Trụ Implant

Tìm hiểu về cấu tạo của răng implant

Đây là một trụ Titanium có cấu trúc phía ngoài tương tự như hình dáng của chân răng với hình trụ hoặc thuôn dần như đinh ốc, bề mặt trụ có các vòng xoắn liên tục xuôi chiều, được xử lý bằng công nghệ xử lý bề mặt khác nhau với từng nhà sản xuất sao cho khả năng tế bào xương đến tích hợp với bề mặt trụ implant này nhanh nhất và chắc chắn nhất.

Cơ sở của quá trình cấy ghép implant là tiến trình tích hợp xương, trong đó trụ implant với vật liệu như titanium tạo thành liên kết bền và hòa làm một với xương hàm.

2. Vít Abutment

Đây là một cái chốt kim loại hình trụ có 2 đầu. Đầu dưới khít sát với miệng của implant, đầu phía trên là lỗ vào của vít để bắt chặt trụ này vào miệng của implant. Phần vít này sẽ nằm ở trên nướu hỗ trợ và đảm bảo kết nối vững chắc giữa trụ implant với phần thân răng giả.

Vít abutment

Vít abutment chỉ định được bắt cố định vào implant khi đã có sự tích hợp thành công giữa tế bào xương hàm của cơ thể và bề mặt ngoài của implant. Vít abutment đóng vai trò là một ngà răng, giúp ôm lấy mô mềm bên trong răng thật.

3. Thân răng giả

Thân răng giả giống y hệt răng thật

Thân răng giả chỉ là một chụp sứ có lõi rỗng, lõi này úp vừa khít sát lên đầu trên của vít abutment. Thân răng giả có hình dáng, màu sắc, chức năng, kích thước giống như với răng thật. Chất liệu làm ra nó có thể là kim loại, sườn titanium cẩn sứ, sứ không kim loại Alumina, Zirconia, Cercon… Thân răng sẽ được gắn chặt vào vít abutment, đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình trồng răng implant.

Cấy ghép implant được xem là một trong những thành tựu nổi bật của ngành nha khoa. Đây là một giải pháp tối ưu nhất dành cho những đối tượng bị mất răng. Vậy implant có những loại nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây

Các hình thức Trồng Răng Implant

1. Implant Nobel Biocare

Những loại Implant phổ biến nhất hiện nay

Đây là loại implant được giáo sư Per-Ingvar Branemark người Thụy Điển phát mình vào năm 1965. Điểm nổi bật nhất của loại implant này là nó được bao phủ bởi màng sinh học TiUnite, giúp implant tích hợp xương nhanh hơn so với các hệ thống implant khác, do vậy bác sĩ sẽ gắn răng trên trụ implant và thời gian điều trị nhanh hơn thông thường. Đây là loại implant phổ biến và dễ gặp nhất vì nó được phân phối rộng khắp hơn 70 quốc gia trên thế giới.

2. Implant Ankylos Dentsply

Hệ thống implant đã được kiểm nghiệm và đạt tỷ lệ thành công lên đến 97%. Được chế tạo ở Đức vào năm 1985 và chính thức được phân phối vào năm 1987.

Implant Ankylos Dentsply

Implant Ankylos Dentsply có cấu trúc khá đặc biệt, nó hoàn toàn khác với hệ thống implant khác: phần kết nối giữa implant và abutment được thiết kế theo dạng thuôn giúp kết nối vững chắc hơn, hạn chế được quá trình tiêu xương theo thời gian. Với thiết này sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn mặt. Là hệ thống implant được đánh giá là giúp cho sự tích hợp xương được lâu dài và ổn định theo thời gian.

3. Implant DIO

Ưu điểm nổi bật nhất của loại implant này là chất liệu implant được làm từ Titanium nguyên chất, làm tăng độ bền chắc cho implant. Kết nối trong giữa abutment và implant được cấu trúc theo kiểu 10 vòng xoắn làm tăng tính ổn định của phục hình.

Implant DIO được làm từ Titanium

Vì phục hình sâu dưới 3mm nên độ thẩm mỹ nướu cũng đẹp hơn. Implant DIO có độ bám dính vào xương của loại implant này cũng tốt hơn nhờ bề mặt implant được thổi cát và tạo vi lưu.

4. Implant Natura

Implant Natura

Đây là hệ thống implant đánh dấu bước cải tiến vượt bậc, tận dụng tối đa chiều dài implant nhờ đinh implant dạng tròn không gây tổn thương, tối ưu hóa sự ổn định ban đầu, phần ren đến tận cổ implant với đầu đinh ren phẳng, ren nhiễm đồng bộ với ren chính ở phần thân implant làm tăng độ lưu giữ và tích hợp xương.

5. Implant Aesthetica

Implant Aesthetica

Đây là loại implant xuyên nướu dùng cho phẫu thuật một thì. Đây là loại implant thích hợp dùng để bù đắp phần tiêu xương do mất răng từ lâu hoặc để điều chỉnh độ cao thích hợp cho phục hình răng bị sâu, độ chôn vùi có thể thay đổi với 3 dạng cổ khác nhau có thể đáp ứng cho mọi ca lâm sàng.

6. Implant Mis

Loại implant này xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2006 và ngày nay nó đã nhanh chóng phát triển thị phần và rất phổ biến tại Việt Nam.

Implant Mis rất phổ biến tại Việt Nam

Implant Mis được thiết kế đơn giản, có nhiều dạng kích cỡ khác nhau, dễ dàng sử dụng, chi phí hợp lý. Đây là những nguyên nhân khiến Implant Mis được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.

Được cấu tạo bởi Titanium, với thiết kế tạo ren xoắn và xử lý bề mặt khá tốt, Implant Mis giúp bác sĩ dễ dàng thao tác cấy ghép, tích hợp xương tốt và cho kết quả khả quan.

Yếu tố quyết định thành công khi cấy ghép răng Implant

1. Xương ổ răng đạt tiêu chuẩn

Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất, xương ổ răng của bạn phải đạt các tiêu chuẩn như: xương hàm khỏe mạnh, chất lượng xương đủ cứng, không bị tổn thương, xương hàm còn được bảo tồn nguyên vẹn, xương đạt được kích thước chuẩn, không bị viêm nhiễm tại chỗ cần cấy ghép.

Những yếu tố nào quyết định sự thành công của ca cấy ghép implant?

Những trường hợp bệnh nhân có mật độ xương thấp hoặc xương không đủ dày thì ca cấy ghép implant sẽ không đạt hiệu quả cao, thậm chí là sẽ bị thất bại. Nguyên nhân gây ra sự thất bại này là trụ implant sẽ không được gắn chặt vào xương hàm nên sẽ không tạo ra lực vững chắc.

2. Trình độ tay nghề bác sĩ giỏi

Cấy ghép răng implant là một kỹ thuật cao, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm. Bác sĩ giỏi sẽ đánh giá đúng tình trạng sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị chính xác, xác định được những yếu tố nguy cơ có thể gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Còn nếu bác sĩ không có chuyên môn thì ngay từ đầu sẽ không đưa ra những nhận định và đưa ra kế hoạch điều trị đúng, không đủ khả năng để thực hiện đúng kỹ thuật cấy ghép răng implant khiến cho kết quả điều trị không như mong đợi, thậm chí còn đưa ra những biến chứng đối với bệnh nhân.

3. Thiết bị cấy ghép hiện đại

Đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của ca cấy ghép. Một phòng khám nha khoa được trang bị những thiết bị hiện đại, phòng Lab đạt chuẩn sẽ giúp phục hình chính xác, đúng giải phẫu và những nguyên tắc phục hình răng implant, đảm bảo yếu tố sinh học.

Ngoài ra, điều kiện trong phòng mổ phải được vô trùng tuyệt đối, phòng phẫu thuật, dụng cụ, máy móc, áo phẫu thuật phải được vô trùng. Quá trình vô trùng này vô cùng quan trọng, vì nếu khâu chuẩn bị không tốt thì bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng trong và sau ca cấy ghép rất cao.

Trang thiết bị trong phòng khám cũng là yếu tố rất quan trọng

4 Sự hợp tác của bệnh nhân và bác sĩ

Bệnh nhân cần phải đảm bảo tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ đưa ra. Quá trình vệ sinh, chăm sóc, giữ gìn và tái khám định kỳ đều rất quan trọng. Vì vậy, để đạt được thành công cho quá trình cấy ghép implant, bệnh nhân cần lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

So sánh phương pháp làm cầu răng với cấy ghép Implant

Cầu răng sứ là một kỹ thuật dùng để thay thế những chiếc răng bị mất, hoạt động dựa vào nguyên tắc tạo ra cầu nối giữa các chụp răng giả dựa trên cùi răng thật. Cầu răng được nâng đỡ và được dán vào các răng ở bên cạnh.

So sánh phương pháp cấy ghép implant và làm cầu răng

Cầu răng bao gồm 2 mão răng ở 2 đầu khoảng mất răng và răng giả nằm giữa 2 mão này. Hai mão này được gắn trên răng trụ và phần răng giả được gọi là nhịp cầu.

Phương pháp làm cầu răng sứ trước đây được sử dụng phổ biến trong các trường hợp bệnh nhân bị mất răng hoàn toàn hoặc bị gãy thân răng đến sát chân răng. Lúc đó, phương pháp duy nhất lúc này là làm cầu răng, vì bạn sẽ không còn lựa chọn nào khác.

Và theo thời gian, phương pháp làm cầu răng đã không còn tiếp tục duy trì được lợi thế khi phương pháp cấy ghép implant ra đời. Implant với ưu điểm là có thể phục hồi răng mà không làm tổn thương đến những chiếc răng bên cạnh, là nhược điểm của phương pháp làm cầu răng không thể khắc phục được.

Làm cầu răng

Đối với giải pháp làm cầu răng, muốn thực hiện phải tiến hành mài ít nhất 1 cùi răng khỏe bên cạnh chiếc răng bị mất. Trong thực tế, phần lớn các bác sĩ phải mài cùi 2 răng bên cạnh để làm giá đỡ cho cầu răng. Lúc này cầu răng sẽ thay thế cho chiếc răng đã mất và cả cả 2 chụp răng cho 2 cùi răng đã được mài làm trụ. Đây chính là nhược điểm lớn nhất của cầu răng. Ngoài ra, nhược điểm của biện pháp làm cầu răng nữa là làm cho 2 răng bị mài ngày càng yếu dần đi, cầu răng bị co kéo trong khi ăn nhai hàng ngày.

Còn phương pháp trồng răng implant lại giúp phục hồi răng viễn viễn, không phải mài bất cứ chiếc răng nào cả. Trụ chân răng được cấy trực tiếp vào xương hàm để thay thế chức năng của răng thật trước đó, giúp nâng đỡ và gắn chặt với thân răng sứ ở phía trên. Do đó, răng bị mất sẽ được phục hồi mà không bị xâm lấn sang phía răng thật.

Rủi ro khi trồng răng Implant

1. Chảy máu sau phẫu thuật

Vì trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ phải can thiệp vào nướu và xương hàm nên máu sẽ chảy, thông thường máu sẽ hết chảy sau 30 phút sau khi cấy. Tuy nhiên, đối với các trường hợp máu chảy liên tục thì bệnh nhân đó đã bị máu không đông, tiểu đường, viêm gan hoặc cao huyết áp.

Vì vậy, sau khi cấy ghép, bệnh nhân phải ngậm chặt miếng bông gòn trong răng và đợi đến khi máu ngừng chảy. Trong trường hợp máu chảy liên tục thì cần đến gặp bác sĩ để được xử lý.

2. Các mô lân cận bị tổn thương

Đây là biến chứng khá phổ biến sau khi phẫu thuật. Nguyên nhân là do bác sĩ không cẩn thận, kiến thức chuyên môn chưa sâu. Các bộ phận có thể bị tổn thương bao gồm:

  • Răng: trước khi cấy ghép implant, bệnh nhân đã được chụp X-quang, nhưng nếu như bác sĩ khoan lệch sẽ làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
  • Xương hàm: trường hợp bệnh nhân bị tiêu xương, và nếu bác sĩ không xác định đúng khoảng cách cần khoan thì rất dễ khoan thủng vào bên trong xương hàm. Nặng hơn sẽ làm gãy xương hàm.
  • Dây thần kinh: mô thần kinh được nối liền với chân răng. Trong quá trình khoan lỗ làm trụ implant, nếu khoan qua tay sẽ làm ảnh hưởng đến dây thần kinh ổ răng dưới. Gây ra hiện tượng đau đớn, tê, ngứa ở nướu, môi, lưỡi hoặc cằm. Các triệu chứng trên cũng có thể xảy ra nếu răng cấy ghép implant được đặt ngay trên dây thần kinh nhóm đỉnh, làm cho bệnh nhân đau đớn dữ dội khi nhai thức ăn.

Cấy ghép implant an toàn

3. Vùng cấy ghép bị nhiễm trùng sau cấy

Tình trạng viêm nhiễm rất dễ xảy ra đối với bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không chú ý đến quá trình vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống không đúng cách, hút thuốc lá quá nhiều,… sẽ làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Vì sau khi đặt implant, vùng này rất nhạy cảm và nó cần thời gian để vết thương lành lại. Lúc này, nếu như bệnh nhân bị nhiễm trùng sẽ sưng nướu và bị đau đớn.

Để chấm dứt nhiễm trùng, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được khắc phục. Nếu như chậm trẽ sẽ làm cho các trụ implant bị đào thải và dễ dẫn đến thất bại.

4. Lộ implant sau khi cấy

Nguy cơ bị sút implant xảy ra nếu gắn phục hình không chính xác, lực nhai phân bố không đều làm cho răng implant không thức hiện tốt chức năng, lực nhai tập trung 1 chỗ quá nhiều làm implant bị quá tải.

Để tránh được những rủi ro không đáng có sau khi cấy ghép implant, bệnh nhân phải thực hiện đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Comments

comments