Tụt lợi – dấu hiệu và cách phòng tránh

Chảy máu chân răng, răng ê buốt – nhạy cảm với nhiệt độ, răng lung lay… là dấu hiệu của bệnh gì?

Dấu hiệu tụt lợi

Tụt lợi là quá trình lộ bề mặt chân răng do sự di chuyển về phía cuống răng của lợi. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một răng, một nhóm răng hoặc toàn bộ.

Thêm vào đó, bạn cũng có thể thấy bằng mắt thường lợi bị tụt sẽ ngày càng thấp hơn so với mặt bằng chung các lợi khác.

Tụt lợi, nguyên nhân và các phòng tránh

Tác hại nghiêm trọng

–         Mất men răng và cement chân răng:  quá trình này xảy ra từ từ hoặc đột ngột, đồng thời do lợi tụt xuống nên ngà răng sẽ lộ ra và bị mòn dần khi chải răng, gây cảm giác ê buốt cho người bệnh. Do đó, khi ăn thức ăn nóng hay lạnh, răng bị kích thích và trở nên nhạy cảm hơn.

Điều cần quan tâm là quá trình mất men và cement chân răng có thể diễn ra từ từ hoặc đột ngột. Khi diễn ra từ từ bạn có thể nhận biết được lợi của mình bị tụt, lúc đó nên điều trị ngay lập tức, còn nếu quá trình này xảy ra đột ngột thì bệnh lý của bạn đã trở nên nghiêm trọng, mức độ bám dính của lợi bị giảm đi đáng kể gây khó khăn cho việc điều trị.

–         Mòn cổ răng và chân răng: điều này thường xảy ra ở những răng có phần lợi bám dính ít và mỏng, do đó khi tụt lợi xảy ra, sẽ không còn lợi che phủ và bảo vệ vùng cổ răng và chân răng nữa. Hơn nữa, việc này sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu, đau đớn khi chải răng. Ngược lại, kỹ thuật chải răng cũng sẽ ảnh hưởng đến mức độ mòn của răng.

Tụt lợi, nguyên nhân và cách phòng tránh (1)

 

Nghiêm trọng hơn, khi cổ và chân răng bị lộ ra sẽ tạo điều kiện cho thức ăn, mảng bám bị giắt vào các kẽ răng. Do hay dùng tăm xỉa răng, nên các kẽ răng của bạn bị hơi, khi đó vi khuẩn sẽ dễ dàng tích tụ lại nên người bị tụt lợi thường hay bị sâu chân răng.

–         Vấn đề thẩm mỹ răng: khi bị tụt lợi, răng của người bệnh sẽ dài ra, nhìn thấy cả chân răng, kẽ răng trở nên thưa hơn làm mất tính thẩm mỹ của răng, nhất là đối với răng cửa.

Phòng tránh tụt lợi

Tụt lợi là một bệnh khá phổ biến và có thể phòng tránh bằng một số phương pháp đơn giản:

– Dùng chỉ nha khoa thay vì tăm: vệ sinh kẽ răng sạch sẽ, không gây kích ứng lợi – chảy máu chân răng.

– Lấy cao răng định kì: làm sạch mảng bám trên bề mặt răng, làm răng trắng sáng và ngăn ngừa tụt lợi cùng nhiều bệnh răng miệng nguy hiểm khác.

– Dùng kem đánh răng chuyên dụng: một số loại kem đánh răng chuyên dụng (ví dụ Lacalut Aktiv của Đức) có các thành phần giúp cầm máu, sát khuẩn, giảm đau, phục hồi cấu trúc lợi… có tác dụng phòng và chữa bệnh khá tốt

Đăng kí tư vấn sức khỏe răng miệng

Comments

comments