Phân biệt viêm lợi và viêm nha chu

Giải phẫu cấu trúc mô nha chu

Mô nha chu (phần xung quanh mỗi răng) cũng chia thành nhiều lớp cấu tạo phức tạp:

– Nướu (gồm nướu rời và nướu dính): là phần nướu bao quanh thân răng, che đi phần chân răng và các mô, dây thần kinh nhạy cảm. Nướu khỏe mạnh có màu hồng nhạt, rắn chắc.

– Dây chằng nha chu: là một hệ thống các sợi collagen, có nhiệm vụ nối liền chân răng vào xương ổ răng, giúp cố định răng khi nhai, cắn thức ăn. Ngoài ra, dây chằng nha chu còn bao gồm cả dây thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết (cho nên khi bị viêm nha chu người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng máu, kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm khác).

Ngoài ra còn có cement gốc răng và xương ổ răng làm điểm bám của dây chằng nha chu, giúp tăng lực liên kết và cố định chân răng.

Viêm lợi và viêm nha chu

Viêm lợi có phải viêm nha chu?

Viêm lợi và viêm nha chu là 2 bệnh khác nhau. Viêm lợi chỉ phần lợi (nướu răng) bị vi khuẩn tấn công, đổi màu đỏ sẫm, chảy máu, khi sờ vào thấy phần nướu không còn rắn chắc và ôm khít răng. Viêm nha chu có thể coi là giai đoạn nặng hơn của bệnh, nướu sưng, đau, xuất hiện túi mủ, hơi thở hôi, chân răng lung lay.

Viêm lợi nếu không được điều trị sẽ thành bệnh mãn tính, thậm chí chuyển biến thành viêm nha chu. Viêm nha chu nếu không được điều trị sẽ gây tiêu xương ổ răng khiến răng lung lay ngày càng nặng, lâu ngày khiến rụng răng.

Viêm lợi có thể điều trị bằng một số kháng sinh nhẹ kết hợp với kem đánh răng và nước súc miệng chống vôi răng chuyên dụng. Trong khi đó, viêm nha chu cần cạo vôi răng, xử lý vôi răng ở chân răng, sau đó uống thêm một số loại thuốc giúp răng chắc trở lại.

Viêm lợi và viêm nha chu (1)

Sau khi điều trị viêm lợi, bệnh nhân chỉ cần giữ vệ sinh răng tốt là có thể ăn nhai bình thường, không để lại biến chứng gì. Với trường hợp viêm nha chu nặng, xương ổ răng đã tiêu không tự phục hồi được, bệnh nhân cần thường xuyên giữ vệ sinh răng, uống bổ sung vitamin C, lấy vôi răng và thăm khám nha sĩ thường xuyên. Nếu đã bị rụng răng do nha chu cần tiến hành ghép xương ổ răng và trồng răng Implant hoặc bọc răng sứ.

Phòng bệnh

Khu vực nha chu có thể bị vi khuẩn tấn công bất cứ lúc nào, do vệ sinh răng kém hoặc sự thay đổi nội tiết, dinh dưỡng. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng chảy máu chân răng, hơi thở hôi, nướu đổi màu… bạn nên khám răng ngay. Ngoài ra, nên khám răng định kì 6 tháng/lần để sớm phát hiện các triệu chứng sâu răng, nha chu hiệu quả nhất, phòng bệnh bao giờ cũng hơn chữa bệnh.

Đăng kí tư vấn sức khỏe răng miệng

 

Tham khảo các dịch vụ thẩm mỹ răng của nha khoa quốc tế Việt Đức:

Comments

comments