Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh nghiến răng khi ngủ

Người bị nghiến răng khi ngủ có nguy cơ mòn răng, sai khớp cắn và khả năng ngừng thở khi ngủ cao hơn người bình thường.

Dấu hiệu bạn bị nghiến răng khi ngủ

Đa phần mọi người đều không thể tự phát hiện ra bệnh của mình. Hãy đến gặp nha sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng dưới đây:

– Thường xuyên bị đau đầu âm ỉ vào buổi sáng, đau vùng thái dương lan xuống cơ hàm hoặc đau cơ mặt mãn tính

– Lớp men răng bị mài mòn, răng trở nên nhạy cảm với đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh

– Rối loạn khớp thái dương hàm

– Xuất hiện vết thương ở mô trong má (do vô thức cắn phải)

– Đau tai do co thắt mạnh cơ hàm

– Khớp hàm kêu lộp cộp khi nhai do cứng hàm

Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh nghiến răng khi ngủ

Nguyên nhân của bệnh

– Do các vấn đề về răng: các lệch lạc về răng, sai khớp cắn hoặc rối loạn khớp cắn khiến hai hàm lệch nhau, dễ làm bệnh nhân nghiến răng khi ngủ trong vô thức.

– Do căng thẳng, tổn  thương thần kinh: stress hoặc lo âu quá mức cũng có thể gây ra chứng nghiến răng khi ngủ (không thường xuyên). Với trẻ quá hiếu động cũng có thể bị nghiến răng.

– Uống cà phê hoặc thuốc lá khiến cơ thể sản sinh nhiều adrenaline (một loại hormone gây căng thẳng, kích động) có thể làm bệnh nghiến răng trầm trọng hơn

– Một số thuốc chống trầm cảm có thể gây tác dụng phụ nghiến răng.

Nghiến răng khi không có thức ăn gây ra lực ma sát rất lớn, dần dần phá hủy ngà răng, gây tổn thương cấu trúc răng, gây sai khớp cắn (cảm giác đau, khó chịu khi ăn nhai). Với trẻ em, bệnh có thể gây mọc răng sớm, đau tai, răng phát triển không đều… Bệnh nghiến răng cũng có thể khiến người xung quanh khó chịu về đêm.

Điều trị bệnh nghiến răng khi ngủ

Trước hết bạn nên đến khám nha sĩ về nguyên nhân, tình trạng bệnh của mình, từ đó tìm ra các cách điều trị phù hợp.

– Nghiến răng do lệch lạc răng, sai khớp cắn: Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng mọc thừa mọc lệch, chỉnh nha hoặc bọc răng sứ để  khắc phục triệt để tình trạng này. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể cung cấp cho bạn các khí cụ để bảo vệ răng.

– Nghiến răng do stress, căng thẳng thần kinh: bạn nên tìm đến các liệu pháp để giải tỏa stress. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giãn cơ để giảm tình trạng co thắt cắn chặt

– Nghiến răng do tác dụng phụ của thuốc: nên tạm ngưng thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.

Nghiến răng kéo dài có thể gây mòn men răng, ngà răng, hoặc nặng hơn là tổn thương mặt nhai, gây sâu răng… Nếu bạn có các dấu hiệu trên, hãy đăng kí khám răng tại Nha khoa Quốc tế Việt đức để điều trị dứt điểm từ sớm.

 Tư vấn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng

Comments

comments