Mọc răng khôn – Những Vấn Đề Cần Biết

Dấu hiệu khi bạn mọc răng khôn

– Đau nhức: đây chính là dấu hiệu đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy hàm răng của mình đau nhức, trong quá trình mọc răng khôn thì cơn đau sẽ kéo dài và đau đớn hơn nữa. Tuy nhiên, răng khôn sẽ mọc thành nhiều giai đoạn khác nhau và đồng nghĩa với việc, bạn sẽ phải chịu cơn đau trong suốt quá trình mọc răng khôn.

– Nướu sưng đỏ: trong quá trình răng khôn mọc, nếu nó bị kẹt và không thể trồi lên hết được. Lúc này, phần lợi ở xung quanh răng khôn sẽ bị sưng phồng lên. Khi nào răng mọc ổn định thì phần lợi đó sẽ trở lại bình thường.

– Ăn uống khó khăn và có thể bị sốt: trong quá trình mọc răng khôn, bạn có thể khó ăn uống vì phải chịu cơn đau và không thể há miệng được. Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể bị sốt cao.

– Đối với răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm: trong trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì sẽ gây đau nhức dữ dội. Hầu hết những trường hợp này rất khó để nhổ bỏ và thường để lại những biến chứng không tốt đến xương hàm và răng kề bên.

Khi mọc răng khôn, bạn nên đi khám bác sĩ để được theo dõi cụ thể

Mọc răng khôn có thể gây đau đớn đối với một số người, nhưng cũng có những người khi mọc răng khôn họ chỉ đau khi vô tình ăn nhai chạm vào vùng nướu. Nhưng các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng: nếu bạn quá đau đớn khi mọc răng khôn thì hãy nhổ bỏ nó để không để lại các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, trong quá trình răng khôn mọc, việc đi khám nha sĩ cũng là một điều rất cần thiết đối với bạn nhé.

Tình trạng mọc răng khôn khi đang mang thai

Cách xử lý mọc răng khôn trong quá trình mang thai

Răng khôn sẽ mọc ở độ tuổi từ 17 – 26 tuổi, tùy vào cơ địa của mỗi người mà răng khôn sẽ mọc theo các hình thái khác nhau. Và đa số răng khôn đều mọc ngầm, mọc lệch vì không còn chỗ trên cung hàm nữa. Và đó là lý do vì sao khi mọc răng khôn, bạn dễ bị ê nhức, lên cơn sốt, đau đớn,…

Đối với các chị em đang mang thai, quá trình mọc răng khôn diễn ra là điều bình thường. Và các bác sĩ khuyến khích là chị em nên đến bác sĩ để được theo dõi và có cách xử lý phù hợp nhất. Còn nếu không thì bạn có thể áp dụng các mẹo nhỏ dưới đây có thể làm giảm đau khi đang ở nhà.

Cách xử lý khi mọc răng khôn

Chườm đá lạnh

Đá lạnh sẽ có tác dụng gây tê tạm thời, giảm sưng đau rất tốt. Hãy lấy một ít đá lạnh, cho vào khăn để chườm vào má, nơi bị sưng. Với tác dụng gây tê của đá, bạn sẽ cảm thấy tê tê và sau đó sẽ giảm cơn đau.

Khi mọc răng khôn, các bà bầu nên đi khám bác sĩ

Sử dụng nước muối ấm

Nước muối ấm có tác dụng sát khuẩn, giảm đau rất hiệu quả. Khi mọc răng khôn và bị ê nhức, bạn hãy dùng nước muối ấm để súc miệng nhiều lần trong ngày.

Dùng tỏi

Khi bị đau răng thì bạn có thể dùng vài tép tỏi để nhai sống trực tiếp hoặc đập dập 1 tép tỏi, sau đó trộn với một ít muối để đắp vào chỗ đau răng trong 3 – 5 phút. Hãy làm liên tiếp 2 – 3 lần cho đến khi cơn đau được giảm đi.

Sử dụng các mẹo nhỏ để làm giảm cơn đau do răng khôn gây ra

Dưa chuột

Vì có tính mát nên khi mọc răng khôn và bị đau nhức, bạn hãy cắt vài lát dưa chuột và để vào mặt răng, xung quanh vùng nướu trong vòng 30 phút. Sau đó bạn sẽ cảm nhận được cơn đau sẽ được dịu dần xuống.

Để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt trong quá trình mang thai, các chị em nên chăm sóc răng miệng kỹ càng và sạch sẽ, bằng cách: nên đánh răng hoặc súc miệng sau khi ăn cơm, sử dụng chỉ nha khoa và bạn có thể khám răng theo định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Comments

comments