Những lưu ý trước khi làm răng sứ

Ai nên làm răng sứ?

– Những người thiếu tự tin về thẩm mỹ răng: răng thiểu sản do nhiễm Tetracycline (một loại kháng sinh phá hủy men răng), nghiện hút thuốc, cà phê khiến răng chuyển màu vàng nâu…

– Những người có khiếm khuyết về cấu trúc răng: răng hô, răng thưa, răng lệch lạc, răng khấp khểnh, sứt răng, mất răng…

– Những người phải diệt tủy do sâu răng. Không phải cứ điều trị sâu răng là phải bọc răng sứ, tuy nhiên, sau khi điều trị, răng không được tủy nuôi dưỡng sẽ trở nên rất giòn và dễ gãy. Vì thế, bọc răng sứ không chỉ giúp đảm bảo thẩm mỹ mà còn bảo vệ răng.

rang su

*Những người bị viêm lợi, nha chu nên điều trị dứt điểm trước khi làm răng sứ.

Làm răng sứ ở đâu?

Làm răng sứ là quá trình mài nhỏ răng thật làm trụ bám (cầu răng), sau đó gắn cố định mão sứ lên. Hiện nay đã số phòng khám nha khoa đều có dịch vụ làm răng sứ thẩm mỹ, bọc răng sứ… nhưng thực tế không phải nha sĩ nào cũng đủ trình độ thực hiện thủ thuật này. Quá trình mài cầu răng đòi hỏi sự tính toán tỉ mỉ, vừa đủ độ dày để chụp mão răng sứ lên. Cầu răng mài không đủ dày sẽ khiến sườn kim loại bị hở ra (nếu lắp răng sứ kim loại), gây đen cổ răng. Cầu răng mài quá mỏng sẽ tạo ra các khoảng trống, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cầu răng, gây sâu răng đồng thời tạo cảm giác cập kênh khó chịu khi ăn nhai. Quá trình lắp mão răng nếu làm không đúng cũng có thể gây sai khớp cắn, dẫn đến bệnh lý thái dương hàm.

Các ca làm răng thẩm mỹ, bọc răng sứ đều do bác sĩ Nguyễn Phú Hòa – bác sĩ Viện Răng – Hàm – Mặt Trung Ương, giảng viên trường Đại học Y Hà Nội trực tiếp thăm khám và giám sát, đảm bảo chất lượng, cam kết hoàn lại 100% chi phí điều trị nếu khách hàng không hài lòng.

Chọn loại rang su nào?

Hiện có 2 loại răng sứ chính là răng sứ kim loại và răng sứ không kim loại (răng toàn sứ). Mỗi loại răng sứ đều có các ưu, nhược điểm riêng. Bạn nên nhờ các bác sĩ tư vấn cho loại răng phù hợp với sức khỏe và túi tiền.

rang-su

Chăm sóc răng sứ như thế nào?

“Của bền tại người”, răng sứ dù tốt cũng cần được vệ sinh, chăm sóc đúng cách.

– Bạn nên thường xuyên đánh răng, dùng chỉ nha khoa (hạn chế dùng tăm) để giữ gìn vệ sinh răng miệng. Hạn chế ăn đồ quá nóng (thức ăn hay đồ uống còn nóng) hoặc quá lạnh (kem, đá viên…).

– Hạn chế hoặc dùng ống hút với các loại đồ uống có ga. Các loại nước có ga rất dễ tấn công men răng, gây sâu răng, làm răng sứ nhanh xỉn màu… một chiếc ống hút có thể hạn chế các rủi ro do đồ uống có ga gây ra.

– Không nên nhai cắn vật cứng, đặc biệt không nên dùng răng sứ để mở nút chai, tước mía… có thể làm vỡ lớp sứ.

– Thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng: 6 tháng/ lần, bạn nên đến phòng khám nha khoa để kiểm tra tình hình răng miệng, xem cầu răng có bị sâu hay lung lay không, mão răng có bám chắc không… Phát hiện sớm vấn đề sẽ giúp giải quyết chúng nhanh gọn và tiết kiệm hơn.

Tư vấn sức khỏe răng miệng

Comments

comments