Chăm sóc răng cho trẻ em – Những Câu Hỏi Thường Gặp

5 sai lầm của phụ huynh khi chăm sóc răng cho trẻ

Đợi trẻ thay răng mới bắt đầu chăm sóc

Nhiều phụ huynh cho rằng, răng sữa đằng nào cũng rụng, vì thế không cần chăm sóc quá kĩ, bị sâu hay sún một chút cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và thẩm mỹ sau này. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm, bởi đau răng sữa không chỉ khiến trẻ quấy khóc, chán ăn… mà còn khiến trẻ mất răng sữa sớm, gây xơ cứng nướu, làm cho răng vĩnh viễn mọc lên bị xiên lệch (hiện tượng răng hô, răng khấp khểnh).

Ngay từ khi những chiếc răng sữa đầu tiên mọc lên, phụ huynh có thể hướng dẫn bé làm sạch răng và nướu bằng gạc ướt hoặc bàn chải mềm, hình thành thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày. Sau khi trẻ ăn kẹo hoặc đồ ăn khuya, bạn cũng nên hướng dẫn bé dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để lấy đi vụn thức ăn thừa, phòng tránh sâu răng.

tre-danh-rang

Bổ sung nhiều Flo giúp răng bé chắc khỏe hơn

Flo và Canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành men răng của trẻ, giúp men răng cứng hơn, giảm nguy cơ sâu răng – sún răng… Tuy nhiên, Flo cũng là một con dao hai lưỡi, nếu sử dụng liên tục kem đánh răng chứa nhiều Flo/nước nhiễm Flo trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng răng nhiễm Flo (xuất hiện các đốm trắng trên bề mặt răng, không thể chữa được).

Vì vậy, phụ huynh cần tham khảo ý kiến nha sĩ trước khi sử dụng các loại kem đánh răng, nước súc miệng chứa Flo cho con, và chỉ nên bắt đầu việc này với trẻ trên 5 tuổi.

DentalFluorosisMottledTeeth1

(Răng nhiễm Flo)

Sử dụng kháng sinh họ Tetracycline hoặc một số loại thuốc tương tự

Một số loại thuốc có thể thay đổi màu răng của trẻ, thậm chí làm hỏng men răng của bé vĩnh viễn. Điển hình nhất là các kháng sinh họ Tetracycline gây ra hiện tượng thiểu sản men răng/răng nhiễm Tetracycline, khiến răng có màu xanh xám vĩnh viễn hoặc thậm chí làm men răng mủn dần đi, nhạy cảm với nhiệt độ và sự tấn công của vi khuẩn.

fluorosis_4

(Thiểu sản men răng do Tetracycline)

Chỉ khám nha sĩ khi trẻ đau răng hoặc cần nhổ răng

Thực tế, phụ huynh nên đưa trẻ đến nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần để khám và phát hiện sớm các bệnh về răng ở trẻ. Các lỗ sâu răng hoặc bệnh viêm lợi được trám, chữa kịp thời sẽ giúp trẻ bớt quấy khóc, chơi ngoan hơn. Từ tuổi thay răng, bạn nên đưa trẻ đi khám và chụp phim răng để dự đoán hướng mọc của các răng vĩnh viễn, có các can thiệp kịp thời giúp bé có một hàm răng đều, thẳng, đẹp tự nhiên.

4-Ways-to-Make-Your-Kids-Think-Going-to-the-Dentist-is-Fun

4 lời khuyên về cách chăm sóc răng cho bé

Chế độ ăn uống hợp lý giúp răng bé thêm chắc khỏe

– Nhận ra những tác hại nghiêm trọng của đồ ăn vặt bởi ăn vặt thường xuyên chính là nguyên nhân gây sâu răng, trẻ thường ăn quá nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo. Vì vậy, cha mẹ cần hạn chế đến mức tối đa giúp trẻ tránh xa nó.

– Thức ăn cho trẻ bao gồm sữa, bột hoặc cháo, nước trái cây, không nên cho thêm đường hay mật ong vì độ ngọt của nó sẽ nhanh chóng phá hủy răng của chúng, khiến tình trạng sâu răng phát triển.

oa sau khi đánh răng, chỉ nha khoa sẽ làm sạch răng, lấy thức ăn thừa còn trong những kẽ răng.

– Đảm bảo bé nhận đủ một lượng flour qua nước uống, kem đánh răng, nhưng cũng cần chú ý vì răng của trẻ có thể nhiễm flour vì dùng quá liều lượng. Do đó, khám răng định kì, nha sĩ sẽ kiểm tra lượng fluo có trong răng của trẻ.

– Tránh sử dụng Tetracycline vì nó sẽ làm cho răng vĩnh viễn của trẻ sẫm màu, gây mất thẩm mỹ.

Hướng dẫn bé chải răng đúng cách

– Trẻ con rất ngại đánh răng vì vậy cha mẹ cùng đánh răng với con sẽ giúp con học thói quen đó của cha mẹ. Đánh răng giúp làm sạch nướu và răng.

– Dùng bàn chải đánh răng mềm với kem đánh răng dành cho trẻ em có bổ sung flo và đánh 2 lần 1 ngày vào hai thời điểm thích hợp là sáng và tối.

– Hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa sau khi đánh răng, chỉ nha khoa sẽ làm sạch răng, lấy thức ăn thừa còn trong những kẽ răng.Hướng dẫn bé chải răng đúng cách

Khám nha khoa định kì

Đến phòng khám nha khoa khám răng định kì, nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của trẻ, và phát hiện sớm những vấn đề răng miệng mà trẻ đang gặp phải để có biện pháp khắc phục.

Khám nha khoa định kì

Trám răng cho trẻ là một gợi ý hay cho các bậc phụ huynh

Trẻ thường thích ăn ngọt, ăn vặt, vì vậy, để con bạn luôn có hàm răng khỏe mạnh và vẫn thoải mái ăn “món khoái khẩu” thì trám răng là một phương pháp an toàn giúp giảm thiểu các vấn đề răng miệng mà trẻ gặp phải và phòng ngừa sâu răng hiệu quả.

2 điều nên tránh khi chăm sóc răng cho trẻ

Không nghịch… răng

Trẻ con có thể có vô vàn trò nghịch ngợm: mút tay, đẩy lưỡi, cắn môi, thậm chí ngồi nghịch những mầm răng đang mọc. Các thói quen này vô tình ảnh hưởng rất xấu đến hình dạng hàm răng sau này, có thể khiến răng bị hô, móm hoặc khấp khểnh… Bố mẹ cần nghiêm khắc nhắc nhở trẻ bỏ những tật xấu này, nếu không hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.

Không gặm vật cứng

Nhiều người lớn có thói quen gặm thức ăn cứng như: ổi xanh, càng cua… hoặc dùng răng để mở nút chai. Trẻ có thể học và bắt chước những thói xấu này rất nhanh, khiến răng và lợi bị tổn thương thậm chí có thể làm lung lay, gãy răng vĩnh viễn.

 

Comments

comments