Bạn có biết: Các thành phần cấu tạo răng

* Thành phần cấu tạo răng gồm nhiều lớp cấu trúc khác nhau giúp đảm bảo sức nhai, nghiến và cắn liên tục, tuổi thọ cao (từ 30 – 50 năm). Tuy nhiên, do ưu và nhược điểm của từng lớp cấu trúc, răng cũng rất dễ bị tổn thương do các yếu tố bên ngoài.

Làm sao để giữ răng trắng đẹp

Cấu tạo cơ bản của răng

Nếu cắt theo chiều dài, răng gồm 2 phần chính: thân răng (tính từ phần tiếp xúc với nướu trở lên) và chân răng (nằm sâu trong nướu). Thân răng có tác dụng ăn nhai và duy trì thẩm mỹ, trong khi đó, chân răng liên kết với các dây thân kinh và mạch máu, cung cấp dinh dưỡng đồng thời đảm bảo lực nhai, cắn của răng.

Nếu cắt lớp theo chiều ngang, thành phần cấu tạo răng gồm 3 lớp: men răng, ngà răng và tủy răng.

Men răng

Men răng là tập hợp các tế bào có hình trụ trong suốt xếp theo chiều hướng tâm, là phần xương cứng nhất trong cơ thể và có thể chịu lực rất tốt. Tuy nhiên, men răng có thể bị lực ma sát (do nghiến răng) hoặc va đập quá mạnh (chấn thương, dùng răng cắn vật cứng) hoặc acid (do thức ăn chuyển hóa thành) làm mòn, rạn, nứt theo chiều dọc.

Men răng ở các rãnh, hố trên mặt răng là mỏng nhất, vì vậy nơi này rất dễ bị mòn, dẫn đến sâu răng.

Điều trị mòn răng 1

Ngà răng

Ngà răng chính là lớp quyết định màu sắc của răng, nó không cứng như men răng, rất dễ bị tổn thương nếu vi khuẩn tấn công. Ngà răng chứa các ống thần li ti, vì thế, rất nhạy cảm với nhiệt độ.

Tủy răng

Tủy răng là lớp trong cùng của thành phần cấu tạo răng, tập hợp các mạch máu và dây thần kinh cung cấp dinh dưỡng cho răng. Nếu tủy răng bị tấn công, răng sẽ mủn dần, mủn dần rồi gãy.

Tại sao răng chúng ta yếu đi?

Sau khi ăn, nếu không làm sạch cặn thức ăn, chúng sẽ tiết ra acid phá hủy men răng, đồng thời cung cấp năng lượng cho vi khuẩn trong khoang miệng hoạt động mạnh mẽ. Nhóm vi khuẩn này sau đó sẽ tấn công ngà răng (gây sâu răng) hoặc nướu (gây nha chu viêm lợi) hoặc thành niêm mạc trong khoang miệng (tạo điều kiện gây một số bệnh nấm).

Ngà răng, men răng và tủy răng khi bị tổn thương sẽ không thể tự phục hồi được, chỉ có cách sử dụng vật liệu nhân tạo để thay thế (chất trám răng hoặc răng sứ). Chính vì vậy, không nên chủ quan với các dấu hiệu cảnh báo nhỏ nhất (nhức răng, răng ê buốt, đổi màu răng, sứt răng…)

Đăng kí tư vấn sức khỏe răng miệng

Comments

comments